Bài 75: Ôn tập chung


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập các số trong phạm vi 1000

a) Đọc, viết số và tìm số

- Khi đọc số, ta tách các số theo các hàng trừ trái sang phải (trăm, chục, đơn vị) để đọc.

Lưu ý cách dùng các từ “linh, mười, mươi, một, mốt, bốn, tư, năm, lăm”.

- Từ cách đọc số, em viết các chữ số tương ứng với các hàng rồi ghép lại để được số có ba chữ số.

b) Số liên trước, số liền sau

- Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.

- Số liền sau của một số hơn số đó 1 đơn vị.

- Áp dụng kiến thức về cách so sánh các số tròn trăm, tròn chục; xác định số liền trước, liền sau của một số; cấu tạo của số có ba chữ số.

c) Viết số thành tổng của hàng trăm, chục, đơn vị.

- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.

- Trong số có ba chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt là số trăm, số chục và số đơn vị.

d) Cách so sánh các số có ba chữ số:

+ Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng số trăm và số chục: Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Sắp xếp theo thứ tự các số theo chiều tăng dần hoặc giảm dần trong phạm vi 1000.

1.2. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000

a) Đặt tính và tính

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Đặt tính, các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Thực hiện phép cộng, trừ từ phải sang trái.

- Cộng theo các chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị 

- Tính nhẩm phép trừ với số tròn chục: Thực hiện nhẩm phép trừ các số tròn chục bằng cách trừ các chữ số hàng trăm, hàng chục giữ nguyên hàng đơn vị.

b) Toán đố

- Đọc và phân tích đề

- Tìm cách giải: Muốn tìm “tất cả” hoặc giá trị của đại lượng nhiều hơn thì ta thường thực hiện phép cộng các số.

- Trình bày lời giải

- Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

1.3. Ôn tập hình học và đo lường

a) Ôn tập về hình học

- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.

- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.

- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.

- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:

+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)

+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.

- Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.

- Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái

- Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- Nhận biết các khối trụ, khối cầu

b) Ôn tập về đo lường

*Lít

- Đọc số và thêm đơn vị lít.

- Viết số: Viết số và thêm đơn vị lít được kí hiệu là l vào tận cùng.

- Thực hiện phép tính với các số

- Viết đơn vị lít vào kết quả.

(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là lít)

- Muốn tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra.

* Đề-xi-mét

- Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài

- Đề-xi-mét viết tắt là dm

1 dm = 10 cm; 10 cm = 1dm

* Mét

- Mét là một đơn vị đo độ dài

- Mét viết tắt là m

1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm; 10 dm = 1 m; 100cm = 1 m

*Ki-lô-mét

- Ki-lô-mét là một đơn vị đo dộ dài

1 km = 1000 m; 100 m = 1 km

1.4. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng

a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu

- Quan sát tranh.

- Phân loại các đối tượng có trong tranh (ví dụ trong tranh có các viên sỏi dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương), đếm số lượng từng loại và ghi lại kết quả.

- Sau đó, dựa vào kết quả đếm được để trả lời các câu hỏi.

- So sánh số lượng các vật theo loại (cùng hình dạng, cùng màu,...), từ đó tìm được vật nào nhiều nhất, vật nào ít nhất.

b) Biểu đồ tranh

- Nhận biết được thế nào là biểu đồ tranh.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

- So sánh các dữ liệu trong biểu đồ

c) Chắn chắn, có thể, không thể

- Dùng từ không thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra.

- Dùng từ có thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết có thế xảy ra nhưng không chắc chắn.

- Dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ chắc chắn xảy ra.

Bài tập minh họa

Câu 1: 

a) Viết số theo cách đọc.

• Năm trăm hai mươi lăm.

• Bốn trăm bốn mươi tư.

b) Viết số, biết số đó gồm:

• 3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị.

• 6 trăm, 6 chục và 6 đơn vị.

Hướng dẫn giải

a) • Năm trăm hai mươi lăm: 525.

    • Bốn trăm bốn mươi tư: 444.

b) • 3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị: 357.

    • 6 trăm, 6 chục và 6 đơn vị: 666.

Câu 2: Mỗi số được viết thành tổng nào?

Hướng dẫn giải

• Số 365 gồm 3 trăm, 6 chục và 5 đơn vị.

Do đó, 365 = 300 + 60 + 5.

• Số 307 gồm 3 trăm, 0 chục và 7 đơn vị.

Do đó, 307 = 300 + 7.

• Số 824 gồm 8 trăm, 2 chục và 4 đơn vị.

Do đó, 824 = 800 + 20 + 4.

Vậy ta có kết quả như sau:

Câu 3: Bác Sơn thu hoạch được 580 kg thóc nếp. Bác Hùng thu hoạch được ít hơn bác Sơn 40 kg thóc nếp. Hỏi bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc nếp?

Hướng dẫn giải

Tóm tắt

Bác Sơn: 580 kg

Bác Hùng thu hoạch ít hơn bác Sơn: 40 kg

Bác Hùng: ... kg ?

Bài giải

Bác Hùng thu hoạch được số ki-lô-gam thóc nếp là:

580 – 40 = 540 (kg)

Đáp số: 540 kg thóc nếp.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn

- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập

- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung