Bài 4: Hoa mai vàng
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Đố bạn về một loài hoa mà em thích:
Hoa gì có năm cánh, màu đỏ hoặc hồng, nở vào dịp Tết?
- Hoa có năm cánh, màu đỏ hoặc hồng, nở vào dịp Tết là hoa đào
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
Hoa mai vàng
Nếu hoa đào tượng trưng cho mùa xuân của miền Bắc thì hoa mai tiêu biểu cho Tết ở miền Nam. Cả đào lẫn mai đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn.
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng mượt mà. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam
* Giải nghĩa từ khó
Phô: để lộ ra
Câu 1: Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?
- Hoa mai và hoa đào có đặc điểm giống nhau là hai loài hoa có một vè đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn.
Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?
- Hoa mai khác hoa đào ở chỗ cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào, nụ mai ngời xanh màu ngọc bích, hoa mai trổ từng chùm thưa thớt màu vàng mượt.
Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh.
- Từ ngữ phù hợp với từng hình ảnh lần lượt là: xanh ngọc bích, mịn màng như lụa, uyển chuyển
Câu 4: Em thích đặc điểm nào của hoa mai? Vì sao?
- Em thích nhất ở mai hình ảnh cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa.
- Vì nó giúp em liên tưởng đến những con bướm vàng rập rình bay lượn.
1.2.2. Viết
a. Nghe - viết: Hoa mai vàng (từ Hoa mai cũng có đếnmịn màng như lụa)
b. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa:
Như chiếc khèn nhỏ Hoa gì màu đỏ
Có màu trắng tinh Cánh mượt như nhung
Có nhụy xinh xinh Chú gà thoáng trông
Hương thơm ngan ngát. Tưởng mào mình đấy?
(Là hoa gì?) (Là hoa gì?)
- Là hoa loa kèn
- Là hoa mào gà
c. Đặt câu để phân biệt các cặp từ sau: chẻ - trẻ, chông - trông, ích - ít, tích - tít.
* Chẻ - trẻ:
- Cây tre được chẻ làm tư.
- Mẹ em vẫn còn rất trẻ.
* chông - trông
- Chiếc ghế này chông chênh quá!
- Bác bảo vệ có nhiệm vụ là trông coi xe.
* ích - ít
- Lợi ích của việc chăm học là hiểu bài hơn.
- Chỉ còn lại chút lương thực ít ỏi .
* tích - tít
- Tích tiểu thành đại.
- Xa tít chân trời.
1.2.3. Luyện từ
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ ngữ chỉ màu sắc.
- Từ ngữ chỉ màu sắc là: vàng chanh, nâu đất, xanh lá, đỏ son.
b. Tìm thêm 3-4 từ ngữ chỉ màu sắc.
- trắng: trắng tinh, trắng muốt, trắng bạch, trắng bong,...
- đỏ: đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ son, đỏ đô,...
- xanh: xanh lá, xanh da trời, xanh biếc,...
- vàng: vàng chanh, vàng tươi, vàng đậm,...
1.2.4. Luyện câu
Đặt câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- Lá phong có màu đỏ thẫm mỗi khi vào thu.
- Con vẹt có bộ lông màu xanh lá điểm thêm chút màu vàng chanh.
1.2.5. Kể chuyện
a. Nghe kể chuyện
Sự tích cá thờn bờn của truyện cổ Gờ-rim (Grimn), Lương Văn Hồng dịch
b. Quan sát tranh ở câu b phần kể chuyện để kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể chuyện Sự tích cá thờn bơn.
Đã lâu lắm rồi các giống cá sống hỗn độn trong thế giới dưới nước. Chẳng ai thèm chơi với ai, có con lúc thì bơi bên trái, lúc khác lại bơi bên phải, cứ tùy hứng mà bơi. Có con bơi đâm ngang hoặc đứng cản đường của cả một đàn cá. Con nào khỏe thì lấy đuôi đánh một cái là con yếu hơn phải dạt ngang một bên, cá lớn nuốt cá bé mà chẳng hề mảy may suy nghĩ.
Các giống cá đồng thanh nói:
- Nếu chúng ta có một ông vua thì hay biết chừng nào, vua sẽ dùng pháp luật để giữ công bằng trong chúng ta.
Chúng thống nhất là sẽ bầu con cá nào lướt bơi nhanh nhất làm chúa tể loài cá, chúng hy vọng chúa tể sẽ kịp thời đến cứu giúp những con yếu đuối.
Tất cả các loài cá bơi vào bờ xếp hàng. Cá măng vẫy đuôi ra hiệu, tất cả các loài cá đều xuất phát. Cá măng lao nhanh như tên bắn, theo sau là cá mòi, cá bống mú, cá măng rổ, cá chép cùng các loài cá khác. Thờn bơi cũng tham dự cuộc bơi với hy vọng cũng bơi được tới đích.
Bỗng nhiên có tiếng hô:
- Cá mòi dẫn đầu! Cá mòi dẫn đầu rồi!
Cá thờn bơn mình dẹt, vốn hay ganh ghét, bơi mãi phía sau, nghe vậy vội lớn tiếng tỏ bất bình:
- A… ai… dẫn… đầu?
- A… ai… dẫn… đầu?
Có tiếng đáp lại:
- Cá mòi, cá mòi.
Anh chàng tị nạnh lại la:
- Co… con mòi ranh con ấy à, co… con mòi ranh con ấy à.
Cũng vì lần ấy mà thờn bơn bị trời trừng phạt nên mồm mới méo như ngày nay.
1.2.6. Luyện tập thuật lại việc được tham gia
a. Nói 4 - 5 câu về một việc làm mà em thích theo gợi ý:
- Em thích làm việc gì?
- Em làm việc ấy như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Hướng dẫn trả lời:
Nói về một việc làm mà em thích:
+ Em thích tưới cây trong vườn.
+ Trước hết, e lấy nước vào doa. Tiếp đến, đi đến tưới cho từng luống rau xanh. Rồi cây hoa, cây ăn quả. Sau cùng là những lọa cây bon sai mà bố em yêu quý.
+ Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi làm việc đó. Vì em theo dõi từng ngọn cây nhanh cỏ lớn lên từng ngày.
b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.
Hướng dẫn trả lời:
Em thích tưới cây trong vườn. Trước hết, e lấy nước vào doa. Tiếp đến, đi đến tưới cho từng luống rau xanh. Rồi cây hoa, cây ăn quả. Sau cùng là những lọa cây bon sai mà bố em yêu quý. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi làm việc đó. Vì em theo dõi từng ngọn cây nhanh cỏ lớn lên từng ngày.
Bài tập minh họa
Câu 1. Đọc một bài đọc về thiên nhiên:
a. Chia sẻ về bài đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Hướng dẫn trả lời:
Hồ nước và mây
Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói:
- Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô?
- Tôi cần gì chị - Hồ nước lớn tiếng nói.
Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh.
Những ngày hè trời nắng chang chang. Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao. Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…”
Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm…Chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao song: “ Cảm ơn chị Mây!Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói:
- Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!.
Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.
Câu 2. Kể tên các con vật em biết theo gợi ý: biết bay, biết bơi, chạy nhanh.
Hướng dẫn trả lời:
- Kể tên các con vật:
+ Biết bay: chim bồ câu, đại bàng, chim cú,...
+ Biết bơi: cá, vịt, tôm,...
+ Chạy nhanh: hổ, cáo, báo,.....
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Biết và viết được các câu với từ chỉ màu sắc