Bài 4: Con lợn đất
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tiết kiệm theo gợi ý:
Gợi ý:
- Tiết kiệm điện: tắt điện khi không cần sử dụng
- Tiết kiệm nước: tắt vòi nước khi không cần sử dụng
- Tiết kiệm thời gian: lập thời gian biểu, thực hiện các công việc trong ngày theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Tiết kiệm tiền bạc: nuôi lợn đất để tiết kiệm tiền, không lãng phí tiền bạc
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
Con lợn đất
Một hôm, mẹ đi chợ về, mua cho em một con lợn đất.
Con lợn dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục. Toàn thân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy. Cái mõm nhô ra như đang dũi ở trong chuồng. Bốn chân quặp lại dưới cái bụng phệ. Cái đuôi xinh xinh vắt chéo ngang hông. Phía trên lưng có một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay. Mẹ âu yếm bảo: “Mẹ mua lợn về cho con nuôi đấy." Rồi mẹ cho lợn ăn một tờ tiền mới lấy may. Mẹ cười và vui vẻ nói: “Nó tên là lợn tiết kiệm. Con đừng để nó bị đói nhé!".
Thỉnh thoảng, em lại nhấc lợn đất lên, lắc lắc xem nó đã no chưa. Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích.
Theo Văn miêu tả tuyển chọn
Tiết kiệm: sử dụng đúng mức, không phí phạm.
a) Cùng tìm hiểu
Câu 1: Chọn 1 chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất:
Lời giải
Câu 2: Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?
- Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để bạn nuôi và tiết kiệm tiền.
Câu 3: Bạn nhỏ mong muốn điều gì khi nuôi lợn đất?
- Bạn nhỏ mong rằng đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích.
Câu 4: Em có thích nuôi lợn đất không? Vì sao?
- Em rất thích nuôi lợn đất. Bởi vì lợn đất sẽ giúp em tiết kiệm tiền để dùng vào nhiều việc có ích.
1.2.2. Nhìn - Viết
a) Nhìn - Viết bài thơ sau:
Mẹ
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
b. Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc chữ k:
- Trong bài chính tả
- Ngoài bài chính tả
Lời giải
- Trong bài chính tả: kia, con
- Ngoài bài chính tả: kể, kĩ, kẻ, kế, ca, cá, cà, công, cú,….
c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ô
- Vần iu hoặc vần ưu
- Chữ d hoặc chữ v
Lời giải
- Vần iu hoặc vần ưu: quả lựu, trĩu cành, ríu rít
- Chữ d hoặc chữ v: chỉ dẫn, vẫy tay, dỗ dành
1.2.3. Mở rộng vốn từ
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ người trong gia đình (theo mẫu)
M: ông bà, anh em,…
Lời giải
Một số từ ngữ chỉ người trong gia đình đó là: bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,…
Câu 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi chỗ trống:
Hằng ngày, ……… đi làm, còn ……… tôi đi học. Cuối tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm ………. Cả nhà quây quần vui vẻ.
b. Ngắt đoạn văn sau thàng 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi ông thường kể cho anh em tôi những câu chuyện thú vị chúng tôi rất yêu quý ông.
Lời giải
a. Hằng ngày, bố mẹ đi làm, còn chị em tôi đi học. Cuối tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm ông bà. Cả nhà quây quần vui vẻ.
b. Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông thường kể cho anh em tôi những câu chuyện thú vị. Chúng tôi rất yêu quý ông.
1.2.4. Nghe kể chuyện
Sự tích hoa cúc trắng
1. Ngày xưa có một cô bé sống với mẹ trong ngôi nhà nhỏ ven rừng. Một hôm, mẹ bị bệnh nặng, cô đi tìm thầy thuốc.
2. Trên đường đi, cô gặp một ông cụ. Ông hỏi:
- Cháu đi đầu vội thế?
- Cháu đi tìm thầy thuốc cho mẹ ạ.
Ông bảo:
– Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm bông hoa màu trắng. Bông hoa có bao nhiều cánh, mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
3. Đi mãi, cô bé mới tìm được bông hoa màu trắng. Cô hái rồi đếm:
- Một, hai,... Trời ơi! Mẹ chỉ sống được chứng này ngày nữa sao?
Cô bé nghĩ ngợi rồi ngồi xuống, xe từng cánh hoa thành nhiều sợi. Mỗi sợi bỗng biến thành một cánh hoa. Cứ thế, bông hoa cô tìm được có thêm rất nhiều cánh.
4. Cầm bông hoa, cô chạy nhanh về nhà. Mẹ tươi cười, khoẻ mạnh, đón cô từ ngoài ngõ. Từ đó, người ta gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng, biểu tượng của lòng hiếu thảo.
Theo Truyện cổ tích Nhật Bản, SGK Tiếng Việt 1, 2006
a. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh:
Lời giải
* Đoạn 1:
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ ven rừng, Hai mẹ con vô cùng yêu thương nhau. Một hôm, mẹ cô bé bị bệnh nặng. Cô bé đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ chẳng thuyên giảm. Cô bèn đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ.
* Đoạn 2:
Trên đường đi, cô bé gặp một ông cụ. Thấy vẻ mặt vô cùng lo lắng của cô bé, ông cụ ôn tồn hỏi:
- Cháu vội vàng đi đâu thế?
- Cháu đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ ạ. – Cô bé lễ phép đáp.
Ông cụ bèn nói:
- Ta chính là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm kiếm bông hoa có màu trắng. Hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
* Đoạn 3:
Cô bé nghe lời ông cụ, bắt đầu lên đường tìm kiếm hoa màu trắng. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng cô bé cũng tìm được bông hoa màu trắng. Chưa vui mừng được bao lâu cô bé đã phát hiện ra số cánh của bông hoa quá ít, nghĩa là mẹ cô sẽ chẳng sống được bao lâu nữa. Nghĩ ngợi một hồi, cô bé quyết định xé những chiếc cánh hoa ra thành nhiều sợi. Mỗi sợi lại biến thành một cánh hoa. Cứ như thế, bông hoa mà cô bé tìm được đã có thêm rất nhiều cánh.
* Đoạn 4:
Cầm bông hoa trong tay, cô bé vui mừng chạy về nhà. Phát hiện ra mẹ đang đứng tươi cười khỏe mạnh chờ cô ở đầu ngõ. Từ đó, hai mẹ con lại sống vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Cũng từ đó, người ta gọi bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, một biểu tượng của lòng hiếu thảo.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Lời giải
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ ven rừng, Hai mẹ con vô cùng yêu thương nhau. Một hôm, mẹ cô bé bị bệnh nặng. Cô bé đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ chẳng thuyên giảm. Cô bèn đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ.
Trên đường đi, cô bé gặp một ông cụ. Thấy vẻ mặt vô cùng lo lắng của cô bé, ông cụ ôn tồn hỏi:
- Cháu vội vàng đi đâu thế?
- Cháu đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ ạ. – Cô bé lễ phép đáp.
Ông cụ bèn nói:
- Ta chính là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm kiếm bông hoa có màu trắng. Hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Cô bé nghe lời ông cụ, bắt đầu lên đường tìm kiếm hoa màu trắng. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng cô bé cũng tìm được bông hoa màu trắng. Chưa vui mừng được bao lâu cô bé đã phát hiện ra số cánh của bông hoa quá ít, nghĩa là mẹ cô sẽ chẳng sống được bao lâu nữa. Nghĩ ngợi một hồi, cô bé quyết định xé những chiếc cánh hoa ra thành nhiều sợi. Mỗi sợi lại biến thành một cánh hoa. Cứ như thế, bông hoa mà cô bé tìm được đã có thêm rất nhiều cánh.
Cầm bông hoa trong tay, cô bé vui mừng chạy về nhà. Phát hiện ra mẹ đang đứng tươi cười khỏe mạnh chờ cô ở đầu ngõ. Từ đó, hai mẹ con lại sống vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Cũng từ đó, người ta gọi bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, một biểu tượng của lòng hiếu thảo.
1.2.5 Luyện tập
Đặt tên cho bức tranh
Câu 1. Nói về bức tranh hoặc ảnh chụp gia đình em theo gợi ý:
- Bức tranh được chụp ở đâu? (Bức tranh do ai vẽ?)
- Trong bức ảnh hoặc bức tranh có những ai?
- Nét mặt của mọi người như thế nào?
- Em muốn đặt tên bức ảnh hoặc bức tranh là gì? Vì sao?
Lời giải
- Bức tranh được chụp trong nhà em, vào dịp giáp tết âm lịch 2021
- Trong bức tranh có ông bà nội, bố mẹ, và ba anh em em
- Mọi người đều rất vui vẻ, quây quần cùng nhau gói bánh chưng.
Câu 2. Viết tên bức tranh hoặc bức tranh mà em vừa đặt.
Lời giải
Em muốn đặt tên cho bức tranh là: Gia đình yêu thương. Bởi vì bức tranh này cho em cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương trong gia đình.
Bài tập minh họa
Câu 1: Đọc một bài đọc về gia đình:
a. Chia sẻ về bài đã đọc
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Lời giải
- Tên bài đọc: Cánh đồng của bố
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần
- Thông tin em thích: Tình yêu mà bố dành cho con là vô bờ bến. Chúng ta cần biết ơn, kính yêu và hiếu thảo với bố.
Câu 2: Chơi trò chơi Họa sĩ nhí:
- Vẽ con lợn đất.
- Nói với bạn về bức vẽ của em
Gợi ý:
Đây là chú heo đất của mình. Chú ta có màu đỏ rực rỡ. Khuôn mặt phúng phính. Đôi mắt đen lay láy. Trên lưng chú heo có một khe hở nhỏ, mình thường bỏ tiền tiết kiệm để dành
Luyện tập
Sau khi học xong bài này các em nắm được:
- Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn (heo) đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm.
- Nhìn – viết đúng đoạn thơ; phân biệt đúng c/k; iu/ưu; d/v