Bài 34: Thiếu nhi đất Việt


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1. Nhìn tranh trang 130 cho biết các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

1- Các bạn nhỏ đang trên đường đến trường.

2- Các bạn nhỏ đang hát quốc ca.

3- Các bạn nhỏ đang ca vui múa hát.

Câu 2. Em biết gì về người anh hùng nhỏ tuổi trong những chuyện dưới đây?

Hướng dẫn trả lời:

- Cả hai quyển sách đều nói về người anh hùng Trần Quốc Toản.

- Những thông tin cơ bản về Trần Quốc Toản:

  • Trần Quốc Toản sinh năm 1267
  • Ông lớn lên khi cả nước ta đang chuẩn chị chiến dịch chống quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2
  • Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than. Do còn ở tuổi vị thành niên nên Trần Quốc Toản không được tham dự. Ông lấy đó làm điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay.

1.2. Bài đọc 1

Bóp nát quả cam

1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang, giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

2. Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toàn quyết gặp vua. Đợi từ sáng đến trưa vẫn không gặp được, cậu bèn xô mấy người lính gác, xăm xăm đi xuống bến.

3. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra ngoài mui thuyền. Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Mọi người ùa tới. Cậu xoè bàn tay phải cho họ xem cam quý vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

Theo Nguyễn Huy Tưởng

Chú thích và giải nghĩa:

- Giặc Nguyên: nhà Nguyên - triều đình do người Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc, bấy giờ đang âm mưu xâm lược nước ta.

- Trần Quốc Toản (1267 - 1285): em của vua Trần Nhân Tông, tuổi còn trẻ đã lập nhiều chiến công chống giặc Nguyên.

- Vương hầu: người có tước vị cao do vua ban.

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

Hướng dẫn trả lời:

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm.

Câu 2. Quốc Toản quyết gặp vua để nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.

Câu 3. Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản một quả cam.

Câu 4. Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì bị Vua xem là trẻ con và nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.

b) Sáng nay, Quốc Toản quyết định đến gặp vua.

c) Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.

Hướng dẫn trả lời:

a) Nhà vua họp bàn việc nước ở đâu?

b) Khi nào Quốc Toản quyết đến gặp vua?

c) Vua cùng các vua hầu bước ra khi nào?

Câu 2. Hãy nói lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên.

Hướng dẫn trả lời:

 "Em rất thán phục sự dũng cảm của Trần Quốc Toản.”

1.3. Bài viết 1

Câu 1. Nghe - viết:

Bé chơi

(trích)

Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người…

Yến Thảo

Câu 2. Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ ch hay tr?

  Em nhìn ...ăng ...ở dậy

Từ mặt biển ...ân ...ời

        Khi triều dâng căng ngực

     Biển bạc đầu ...ăng soi.

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Trường em ngói mới đo hồng

Mọc lên tươi thắm giưa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vây chào nhưng bước chân nhanh tới trường.

Hướng dẫn trả lời:

a)

Em nhìn trăng trở dậy

Từ mặt biển chân trời

        Khi chiều dâng căng ngực

   Biển bạc đầu trăng soi.

b)

Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.

Câu 3. Tìm tiếng:

a) Bắt đầu bằng chữ ch hay tr có nghĩa như sau:

- Đồ dùng bằng vải, len, dạ ... để dắp cho ấm.

- Trái ngược với méo.

- Trái ngược với nhanh.

b) Có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau:

- Cây nhỏ, thân mềm. làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa...

- Đập nhẹ vào một vật cho kêu thành tiếng.

- Vật dùng để quét nhà.

Hướng dẫn trả lời:

a)

- Đồ dùng bằng vải, len, dạ ... để dắp cho ấm: chăn

- Trái ngược với méo: tròn

- Trái ngược với nhanh: chậm

b)

- Cây nhỏ, thân mềm. làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa...: cỏ

- Đập nhẹ vào một vật cho kêu thành tiếng: kẻng

- Vật dùng để quét nhà: chổi

Câu 4. Tập viết.

a) Ôn các chữ hoa kiểu 2.

b) Viết ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

1.4. Bài đọc 2

Những ý tưởng sáng tạo

Ý tưởng trẻ thơ là một cuộc thi dành cho học sinh tiểu học. Cuộc thi được tổ chức từ năm 2008, mỗi năm một lần. Hằng năm, học sinh các trường tiểu học trong cả nước đã gửi đến cuộc thi hàng trăm nghìn bức tranh hoặc mô hình thể hiện những ý tưởng sáng tạo rất độc đáo.

Tranh thể hiện ý tưởng cân xử lí độc hại. Chiếc cân này sẽ giúp phát hiện những sản phẩm không an toàn cho sức khoẻ con người.

(Trần Minh Khoa)

Ý tưởng sáng chế tàu ngầm Mực cứu hộ. Mực cứu hộ có thể luồn Vào mọi ngõ ngách để cứu người bị đắm tàu.

(Nông Bích Ngọc, Trần Bảo Ngọc)

Ý tưởng sáng chế Cây do thám. Cây này theo dõi tất cả các sự việc xảy ra, giúp các chú bộ đội nhanh chóng phát hiện âm mưu của kẻ địch.

(Nguyễn Long Nhật)

Minh Hòa tổng hợp

Chú thích và giải nghĩa:

- Ý tưởng: điều mới mẻ nảy ra trong đầu.

- Sáng chế: tạo ra vật mới (máy mới, thuốc mới, chất mới…)

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1. Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ dành cho ai?

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc thi Ý thưởng trẻ thơ dàng cho học sinh tiểu học.

Câu 2. Học sinh cả nước hưởng ứng cuộc thi như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh cả nước hưởng ứng bằng cách gửi đến cuộc thi hàng trăm nghìn bức tranh hoặc mô hình thể hiện những ý tưởng rất độc đáo.

Câu 3. Mỗi bức tranh trong bài thể hiện một ý tưởng sáng tạo độc đáo. Em thích ý tưởng nào? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Em thích ý tưởng cân xử lí rác thải vì nó có thể giúp cho môi trường trong sạch hơn và cho chúng ta một cuộc sống tốt hơn.

1.4.2. Luyện tập

Câu 1. Hãy nói 1 -2 câu thể hiện sự thích thú của em đối với cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ.

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc thi ý tưởng trẻ thơ là một cuộc thi đầy sáng tạo dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học. Tham gia cuộc thi sẽ đem lại những kiến thức quý giá cho bản thân em.

Câu 2. Hãy nói 1- 2 câu thể hiện sự tán thành của em đối với sáng kiến của các bạn nhỏ được giới thiệu trong bài Những ý tưởng sáng tạo.

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi ý tưởng sáng tạo trong cuộc thi đều rất độc đáo, mỗi ý tưởng đều mang nét đặc trưng riêng của mình.

1.5. Kể chuyện - Trao đổi

Câu 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:

Thần đồng Lương Thế Vinh

Chuyện hay nhớ mãi

(1) Từ nhỏ, Lương Thế vinh đã nổi tiếng thông minh.

(2) Có lần, cậu bé Vinh đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà cụ gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.

(3) Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên Lương Thế Vinh bèn bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đên đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.

(4) Về sau, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Ông được gọi là “Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách Cuốn sách toán của ông được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.

Chú thích và giải nghĩa:

- Lương Thế Vinh: Trạng nguyên Việt Nam, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, sinh vào khoảng năm 1440, không rõ năm mất.

Gợi ý:

a) Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về điều gì?

b) Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?

c) Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

d) Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?

Hướng dẫn trả lời:

a. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng thông minh.

b. Lương Thế Vinh đang chơi cùng các bạn thì có một bà gánh bưởi đi qua. Bà vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đât. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên.

c. Lương Thế Vinh bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.

d. Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì ông đỗ trạng nguyên và rât giỏi đo lường, tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, phương pháp đo lường, hệ thông đo lường, viết thành một quyển sách được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.

Câu 2: Nói 1 - 2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên.

Hướng dẫn trả lời:

+ Cậu bé Vinh còn nhỏ mà đã nghĩ ra cách làm thông minh quá!

+ Lương Thế Vinh thông minh quá!

+ Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi thật đơn giản!

+ Thật đáng thán phục!

+ Hay quá! Cậu bé giỏi quá!

1.6. Bài viết 2

Câu 1. Chọn 1 trong 2 đề:

a) Kể về một nhân vật thiếu nhi trong các truyện em đã học hoặc đã đọc, đã xem qua phim ản, qua chương trình truyền hình.

b) Kể về một bạn cùng xóm phố.

Hướng dẫn trả lời:

Kể về một người bạn trong xóm phố.

- Bạn là hàng xóm của nhà em.

- Bạn trông rất xinh xắn với mái tóc dài lúc nào cũng tết đuôi sam nhìn như một cô búp bê đáng yêu.

- Có lần em bị ốm, không đến trường được, bạn đã ghi bài và giảng lại bài giúp em theo kịp bài học.

- Em rất yêu quý bạn và muốn mãi trở thành bạn.

Câu 2. Dựa vào những điều đã nói, viết 4- 5 câu về nhân vật thiếu nhi em biết hoặc về bạn của em.

Hướng dẫn trả lời:

   Kim Ngân là hàng xóm của em và bạn cũng là bạn cùng lớp. Bạn trông rất xinh xắn với mái tóc dài lúc nào cũng tết đuôi sam nhìn như một cô búp bê đáng yêu. Em vẫn còn nhớ có lần em bị ốm, không đến trường được, bạn đã ghi bài và giảng lại bài giúp em theo kịp bài học. Em rất yêu quý bạn và muốn mãi trở thành bạn với Kim Ngân mãi mãi.

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển ách (tờ báo) viết về thiếu nhi Việt Nam. Giới thiệu với các bạn quyển sách (tờ báo) của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa…

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích.

Mẫu:

Đi tàu hỏa

(trích)

Con tàu hoả rất dài
Bánh không săm không lốp
Chạy đều trên đường ray
Đêm ngày không bị trượt.

Tàu giật mình đột ngột
Rồi dùng dằng rời ga
Dòng sông và con đường
Quay như cái com pa.

Nắng bập bình của sổ
Mây bồng bềnh về đâu
Em ngồi trên dông bão
Đang chuyển dưới gầm tàu.

Bên em bạn thiếu nhi
Đeo Huy hiệu Bác Hồ
Bạn làm “nghìn việc tốt”
Hôm nay về Thủ đô.

Ngoài kia núi nhấp nhô
Ngang trời - như nổi sóng
Nhà máy nào vừa dựng
Khói bay trắng một miền.

Con tàu như mũi tên
Đang lao về phía trước
Em muốn con tàu này
Đưa em đi khắp nước.

Ơi! Tổ quốc! Tổ quốc!

Trần Đăng Khoa

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Bóp nát quả cam, Những ý tưởng sáng tạo.

+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cây cối.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung