Bài 30: Quê hương của em


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1. Hãy nói với bạn về quê hương em. Giới thiệu một hình ảnh quê hương?

Hướng dẫn trẩ lời:

    Tớ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nơi nổi tiếng với Bài ca năm tấn.  Ở đó là vùng đồng bằng trù phú với những cánh đồng trải dài như một tấm thảm khổng lồ. Mọi người quê tớ chủ yếu làm ruộng, những người nông dân lam lũ làm ra những hạt gạo xuất khẩu góp phần vào phát triển đất nước. Quê tớ cũng nổi tiếng với vùng biển xinh đẹp và yên bình. Tớ rất yêu và tự hào về quê hương của mình

1.2. Bài đọc 1

Bé xem tranh

(trích)

Bé xem bức tranh
Mẹ mua ngoài tỉnh
Mắt bé long lanh
Chợt cười ngộ nghĩnh.

Đây là đồng lúa
Chín cong đuôi gà
Hôm nào mẹ gặt
Thơm vàng trời xa.

Đây đò cập bến
Trăng ngợp đôi bờ
Thuyền ai kéo lưới
Đằm trong tiếng hò.

Ồ, đây giống quá
Chiều hè hôm nao
Cò bay ngược gió
Trong veo trời cao.

Bé ngồi ngắm nghía
Bức tranh mẹ mua
Đúng rồi, ai đó
Vẽ về làng ta.

Kim Chuông

Chú thích và giải nghĩa:

- Ngợp: đầy khắp, như bao trùm cả không gian.

1.2.1. Đọc hiểu:

Câu 1. Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?

Hướng dẫn trẩ lời:

Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ: đồng lúa, con đò cập bến, thuyền, con cò.

Câu 2. Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình?

Hướng dẫn trẩ lời:

Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê mình vì bức tranh giống buổi chiều hôm đó trời trong veo thẳng cánh cò bay.

Câu 3. Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ.

Hướng dẫn trẩ lời:

Hình ảnh em thích trong bài thơ là đồng lúa chín với những bông lúa chín trĩu nặng hạt cong như đuôi gà, mùi thơm lúa chín xao xuyến.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1. Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh.

Hướng dẫn trẩ lời:

Trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh là: 

      Mắt bé long lanh 

      Chợt cười ngộ nghĩnh. 

Câu 2. Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp.

Hướng dẫn trẩ lời:

Đặt câu: Cảnh ở đây thật tuyệt!

1.3. Bài viết 1

Câu 1. Nghe - viết.

BẢN EM

(trích)

Bản em trên chóp núi
Sớm bồng bềnh trong mây
Sương rơi như mưa dội
Trưa mới thấy Mặt Trời...

Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non...

Nguyễn Thái Vận

Câu 2. Chọn vần phù hợp với ô trống: ua hay uơ?

     Th... nhỏ, Lê rất thích đi xem xiếc thú. Lê thích tiết mục voi nhún nhảy theo tiếng nhạc, h... vòi chào khán giả. Lê cũng rất thích tiết mục khỉ đ... xe đạp, tranh thắng th... ầm ĩ.

Hướng dẫn trẩ lời:

Thưở nhỏ, Lê rất thích đi xem xiếc thú. Lê thích tiết mục voi nhún nhảy theo tiếng nhạc, h vòi chào khán giả. Lê cũng rất thích tiết mục khỉ đua xe đạp, tranh thắng thua ầm ĩ.

Câu 3. Tìm đường về với mẹ

a) Em chọn chữ (l hoặc n) phù hợp với ô trống . Giúp gà con tìm đường về với mẹ, biết rằng đường về nhà được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ n.

b) Em chọn vần (ên hoặc ênh) phù hợp với ô trống. Giúp vịt con tìm đường về với mẹ, biết rằng đường về nhà được đánh dấu bằng các tiếng có vần ên.

Hướng dẫn trẩ lời:

a) nón, lợm, na, lừa, lá, nấm

Đường đi đúng về với mẹ là: nón, na, nấm.

b) nhện, nến, bệnh viện, bập bênh, ốc sên, kênh.

Đường đi đúng về với mẹ là: nhện, nến, ốc sên.

Câu 4. Tập viết

a) Viết chữ hoa (kiểu 2):

b) Viết ứng dung: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

1.4. Bài đọc 2

Rơm tháng Mười

1. Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo toả mùi hương thơm ngầy ngậy.

2. Bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách, bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất.

3. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nép vào dệ tường hoa đầu sân. Nằm trong đó, tôi thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.

Theo Nguyễn Phan Hách

Chú thích và giải nghĩa:

- Rơm: phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt

- Nắng hanh: nắng khô và hơi lạnh

- Hổ phách: nhựa thông hóa đá, màu vàng nâu, trong suốt

- Dệ tường (vệ tường): rìa tường, mép tường

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1. Đọc câu mở đầu và cho biết: Tác giả bài đọc kể về kỉ niệm gì?

Hướng dẫn trẩ lời:

Tác giả bài đọc kể về những kỉ niệm mùa gặt tháng Mười thời thơ ấu.

Câu 2. Tìm những câu văn: 

a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười

b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười

Hướng dẫn trẩ lời:

a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười: Nhớ cái nắng hang tháng Mười trong như hổ phách.

b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười: Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm héo tảo mùi hương thơm ngầy ngậy.

Câu 3. Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm?

Hướng dẫn trẩ lời:

Trẻ con trong làng chạy nhảy, sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau hay chơi trò lộn đầu xuống đất trên những con đường làng đầy rơm.

1.4.2. Luyện tập

Câu 1. Tìm trong bài đọc các từ ngữ:

a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười

b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ

Hướng dẫn trẩ lời:

a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười: vàng óng ánh, ngầy ngậy.

b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ: chạy nhảy, nô đùa, lăn lộn, vật nhau, đi lộn đầu.

Câu 2. Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1.

Hướng dẫn trẩ lời:

Đặt câu:

    Những con đường rơm vàng óng ánh trải dài khắp miền quê.

    Bọn trẻ chơi đùa, chạy nhảy trông thật vui vẻ.

1.5. Trao đổi

Câu 1:

Thảo luận nhóm:

a) Nói về một trò chơi của thiếu nhi ở quê em:

- Đó là trò chơi gì?

- Ôn lại cách chơi để thực hiện trước lớp

b) Nói về một loại bánh hay một món ăn của quê hương mà em yêu thích.

Hướng dẫn trẩ lời:

a) Gợi ý giới thiệu trò chơi Bịt mắt bắt dê:

- Trò chơi Bịt mắt bắt dê là một biến thể của trò chơi đuổi bắt

- Cách chơi: 1 người sẽ bịt mắt và đuổi bắt những người chơi khác (dê) trong một phạm vi nhất định (1 khoảng sân, 1 căn phòng, một vòng tròn…). Khi nào người bịt mắt bắt được dê, thì sẽ đổi vị trí cho nhau.

b) Gợi ý giới thiệu món bánh cuốn:

- Món bánh quê hương em thích nhất là bánh cuốn trứng

- Đặc điểm: vỏ bánh làm từ bột gạo tráng mỏng chín mềm và thơm, phần nhân là trứng gà được quét đều lên lớp vỏ bánh, thơm lừng. Khi trứng và lớp vỏ chín, người ta cuộn lại thành từng ống - đây cũng là nguyên nhân người ta đặt tên cho món bánh này là bánh cuốn.

1.6. Bài viết 2

Câu 1. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết 4 - 5 câu giới thiệu một trò chơi của thiếu nhi ở quê em.

Gợi ý:

- Đó là trò chơi gì?

- Cách chơi thế nào?

- Em thường chơi với ai?

- Em thích trò chơi đó như thế nào?

b) Viết 4 - 5 câu giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương.

Gợi ý:

- Đó là bánh gì (món ăn gì)?

- Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì?

- Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào?

Hướng dẫn trẩ lời:

   Ở quê em, các bạn nhỏ, đặc biệt là các bạn gái rất thích chơi đánh chuyền. Đây là một trò chơi rất đơn giản. Chỉ cần hai đến ba người, một bó que nhỏ, thường là 10 chiếc, và một quả nặng như quả bưởi con hoặc quả cà, quả chanh là có thể bắt đầu cuộc chơi. Người chơi cầm quả nặng trên tay phải tung lên cao và nhặt từng que trước khi túm lấy quả nặng đang lơ lửng trên không trung. Người chơi cứ lặp lại nhự vậy cho đến khi làm rớt quả nặng xuống đất.

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy mang đến lớp quyển sách, tờ báo viết về quê hương. Giới thiệu sách, báo với các bạn trong nhóm.

 

Câu 2: Tự đọc một truyện (hoặc một bài thơ, bài báo) em thích.

Hướng dẫn trẩ lời:

Em yêu nhà em

Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con đi học, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Đoàn Thị Lam Luyến

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Rơm tháng Mười, Bản em.

+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cây cối.

Bài học bổ sung