Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực


A. Một số vấn đề của châu Phi

I. Một số vấn đề tự nhiên:

  • Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan rừng.
  • Tài nguyên:
    • Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho…
    • Rừng chiếm diện tích khá lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại: rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô…
    • Phân bố nhiều nơi với nhiều loại.
  • Sông ngòi: Sông Nil.
  • Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa.
  • Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

II. Một số vấn đề dân cư và xã hội:

  •  Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh.
  •  Tuổi thọ trung bình thấp.
  •  Dịch bệnh HIV.
  •  Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục.
  •  Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

→ Cần sự cải thiện cuộc sống.

  • Cần ổn định để phát triển kinh tế.
  • Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.

III. Một số vấn đề kinh tế:

  •  Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển.
  •  Qui mô nền kinh tế quá nhỏ bé.

→ Nguyên nhân:

  • Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
  • Xung đột, chính phủ yếu kém,….
  • Trình độ dân trí thấp
  •  Nền kinh tế châu Phi cũng đang thay đổi tích cực.

B. Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội:

1. Tự nhiên:

  • Thuận lợi:
    •  Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
    •  Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
  • Khó khăn: Khai thác nhiều.

2. Dân cư và xã hội:

  •  Dân cư còn nghèo đói.
  •  Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.
  •  Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn → ảnh hưởng vấn đề xã hội và phát triển kinh tế.

II. Một số vấn đề kinh tế:

  •  Tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm thiếu ổn định.
  •  Nợ nước ngoài lớn.
  •  Nguyên nhân:
    • Tình hình chính trị thiếu ổn định.
    • Các thế lực bảo thủ cản trở.
    • Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế, xã hội độc lập, tự chủ.
    • Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải cách.

C. Một số vấn đề của khu vực tây nam á và khu vực Trung Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Tây Nam Á

  • Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Diện tích: 7 triệu km2.
  • Dân số:  313 triệu người.
  • Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
    • Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pecxich.
  •  Đặc điểm xã hội:
    • Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
    • Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Trung Á

  • Diện tích: 5,6 triệu km2.
  • Số dân: 61,3 triệu người.
  • Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  • Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ...
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
  • Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
  • Khí hậu khô hạn → trồng bông và cây công nghiệp.
  • Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
  • Đặc điểm xã hội:
  • Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
  • Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
  • Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  •  Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
  •  Khí hậu khô hạn.
  •  Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
  •  Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.

→ trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

  •  Nguyên nhân:
    • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
    • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
  • Thể hiện: xung đột dai dẳng của người ArabDo thái.
  • Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

A. Một số vấn đề của châu Phi

I. Một số vấn đề tự nhiên:

  • Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan rừng.
  • Tài nguyên:
    • Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho…
    • Rừng chiếm diện tích khá lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại: rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô…
    • Phân bố nhiều nơi với nhiều loại.
  • Sông ngòi: Sông Nil.
  • Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa.
  • Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

II. Một số vấn đề dân cư và xã hội:

  •  Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh.
  •  Tuổi thọ trung bình thấp.
  •  Dịch bệnh HIV.
  •  Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục.
  •  Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

→ Cần sự cải thiện cuộc sống.

  • Cần ổn định để phát triển kinh tế.
  • Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật.

III. Một số vấn đề kinh tế:

  •  Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển.
  •  Qui mô nền kinh tế quá nhỏ bé.

→ Nguyên nhân:

  • Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
  • Xung đột, chính phủ yếu kém,….
  • Trình độ dân trí thấp
  •  Nền kinh tế châu Phi cũng đang thay đổi tích cực.

B. Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội:

1. Tự nhiên:

  • Thuận lợi:
    •  Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
    •  Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
  • Khó khăn: Khai thác nhiều.

2. Dân cư và xã hội:

  •  Dân cư còn nghèo đói.
  •  Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn.
  •  Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn → ảnh hưởng vấn đề xã hội và phát triển kinh tế.

II. Một số vấn đề kinh tế:

  •  Tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm thiếu ổn định.
  •  Nợ nước ngoài lớn.
  •  Nguyên nhân:
    • Tình hình chính trị thiếu ổn định.
    • Các thế lực bảo thủ cản trở.
    • Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế, xã hội độc lập, tự chủ.
    • Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải cách.

C. Một số vấn đề của khu vực tây nam á và khu vực Trung Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Tây Nam Á

  • Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Diện tích: 7 triệu km2.
  • Dân số:  313 triệu người.
  • Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
    • Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pecxich.
  •  Đặc điểm xã hội:
    • Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
    • Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Trung Á

  • Diện tích: 5,6 triệu km2.
  • Số dân: 61,3 triệu người.
  • Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  • Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ...
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
  • Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
  • Khí hậu khô hạn → trồng bông và cây công nghiệp.
  • Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
  • Đặc điểm xã hội:
  • Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
  • Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
  • Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  •  Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
  •  Khí hậu khô hạn.
  •  Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
  •  Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.

→ trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

  •  Nguyên nhân:
    • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
    • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
  • Thể hiện: xung đột dai dẳng của người ArabDo thái.
  • Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung