Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
1. Những chuyển biến về kinh tế
- 1897 Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
a. Mục đích
- Vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chính quốc.
- Biến Việt Nam thành thị trường thuộc địa làm giàu cho chính quốc.
b. Chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiêp
+ Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.
+ Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1802 cả nước là 10.9 ha đến 1910 riêng ở Nam kì Pháp chiếm 1.528.000 ha.
- Công nghiệp
+ Pháp tập trung vào ngành công nghiệp khai thác như dầu mỏ, than,... 1903 có 285.9 tấn đến 1913 có khoảng 500 tấn than đá bị Pháp khai thác ở Việt Nam.
+ Công nghiệp phục vụ đời sống cũng được quan tâm như điện, nước, bưu điện, dệt may, xi măng, gạch, ngói,... lần lượt ra đời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường nguyên liệu và thu thuế nặng muối, rượu, thuốc phiện.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
+ Cầu Tràng Tiền được xây dựng năm 1897.
+ Cầu Long Biên dài 1800 mét.
+ Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đầu tiên được xây dựng.
c. Tác động
- Tích cực:
+ Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa manh nha xâm nhập vào Việt Nam.
+ So với nền kinh tế phong kiến lạc hậu thì nay kinh tế có nhiều tiến bộ, hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thông vận tải phát triển. Xuất hiện các ngành công nghiệp mới.
+ Nền kinh tế phong kiến chuyển sang nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa.
- Tiêu cực:
+ Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của bị khai thác cạn kiệt. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, nông nghiệp khó khăn.
+ Việt Nam trở thành thị trường thuộc địa của Pháp.
2. Những chuyển biến về xã hội
- Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho xã hội phân hóa sâu sắc.
+ Giai cấp cũ:
- Địa chủ phong kiến:
Đại địa chủ: cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
Trung tiểu địa chủ: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân: Bị bần cùng hóa do nạn cướp ruộng đất, lao dịch, thuế khóa, phải đến các công trường làm thuê.
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới.
+ Công nhân:
Xuất thân từ nông dân làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo.
Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, “tự phát”.
+ Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
+ Tiểu Tư sản: xuất hiện ở thành thị gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
⇒ Việt Nam từ nước phong kiến trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn ngày càng gây gắt.
+ Mâu thuẫn dân tộc: dân tộc Việt Nam và Thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn giai cấp: công nhân với tư sản. Nông dân với địa chủ.
- Sự phân hóa xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác của Pháp được thể hiện:
- Giai cấp cũ:
+ Nông dân: Yêu nước, có tinh thần chống Pháp
+ Địa chủ: Đại địa chủ theo Pháp, tiểu trung địa chủ bị chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp mới:
+ Công nhân: Yêu nước nên có tinh thần chống Pháp
+ Tư sản: Tư sản dân tộc chống Pháp, tư sản mại bản theo Pháp
+ Tiểu Tư sản: Có tinh thần chống Pháp.
1. Những chuyển biến về kinh tế
- 1897 Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
a. Mục đích
- Vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chính quốc.
- Biến Việt Nam thành thị trường thuộc địa làm giàu cho chính quốc.
b. Chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiêp
+ Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.
+ Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1802 cả nước là 10.9 ha đến 1910 riêng ở Nam kì Pháp chiếm 1.528.000 ha.
- Công nghiệp
+ Pháp tập trung vào ngành công nghiệp khai thác như dầu mỏ, than,... 1903 có 285.9 tấn đến 1913 có khoảng 500 tấn than đá bị Pháp khai thác ở Việt Nam.
+ Công nghiệp phục vụ đời sống cũng được quan tâm như điện, nước, bưu điện, dệt may, xi măng, gạch, ngói,... lần lượt ra đời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường nguyên liệu và thu thuế nặng muối, rượu, thuốc phiện.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
+ Cầu Tràng Tiền được xây dựng năm 1897.
+ Cầu Long Biên dài 1800 mét.
+ Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đầu tiên được xây dựng.
c. Tác động
- Tích cực:
+ Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa manh nha xâm nhập vào Việt Nam.
+ So với nền kinh tế phong kiến lạc hậu thì nay kinh tế có nhiều tiến bộ, hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thông vận tải phát triển. Xuất hiện các ngành công nghiệp mới.
+ Nền kinh tế phong kiến chuyển sang nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa.
- Tiêu cực:
+ Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của bị khai thác cạn kiệt. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, nông nghiệp khó khăn.
+ Việt Nam trở thành thị trường thuộc địa của Pháp.
2. Những chuyển biến về xã hội
- Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho xã hội phân hóa sâu sắc.
+ Giai cấp cũ:
- Địa chủ phong kiến:
Đại địa chủ: cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
Trung tiểu địa chủ: bị Pháp chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân: Bị bần cùng hóa do nạn cướp ruộng đất, lao dịch, thuế khóa, phải đến các công trường làm thuê.
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới.
+ Công nhân:
Xuất thân từ nông dân làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo.
Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, “tự phát”.
+ Tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
+ Tiểu Tư sản: xuất hiện ở thành thị gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
⇒ Việt Nam từ nước phong kiến trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn ngày càng gây gắt.
+ Mâu thuẫn dân tộc: dân tộc Việt Nam và Thực dân Pháp.
+ Mâu thuẫn giai cấp: công nhân với tư sản. Nông dân với địa chủ.
- Sự phân hóa xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác của Pháp được thể hiện:
- Giai cấp cũ:
+ Nông dân: Yêu nước, có tinh thần chống Pháp
+ Địa chủ: Đại địa chủ theo Pháp, tiểu trung địa chủ bị chèn ép nên có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp mới:
+ Công nhân: Yêu nước nên có tinh thần chống Pháp
+ Tư sản: Tư sản dân tộc chống Pháp, tư sản mại bản theo Pháp
+ Tiểu Tư sản: Có tinh thần chống Pháp.