Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)


1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

a. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ vựng

  • Rất phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp từ dành riêng
    • Tin tức: sử dụng danh từ riêng
    • Phóng sự: sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định
    • Bình luận thời sự: dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị
    • Tiểu phẩm: sử dụng ngôn ngữ nhân vật

- Về ngữ pháp

  • Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác
  • Câu ngắn trong tin vấn, câu dài trong bình luận, nhưng cũng có câu ngắn với lời nói hằng ngày trong tiểu thuyết.

- Về các biện pháp tu từ

  • Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài...
    • Ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, chuẩn mực
    • Ở dạng viết, chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh

b. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Tính thông tin thời sự

  • Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội (thời gian, địa điểm, đối tượng, sự việc diễn ra....)
  • Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy

- Tính ngắn gọn

  • Lời văn báo phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, tin quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không quá chiều dài ba trang báo. Báo dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.

- Tính sinh động, hấp dẫn

  • Thể hiện nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc
  • Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

a. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ vựng

  • Rất phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp từ dành riêng
    • Tin tức: sử dụng danh từ riêng
    • Phóng sự: sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định
    • Bình luận thời sự: dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị
    • Tiểu phẩm: sử dụng ngôn ngữ nhân vật

- Về ngữ pháp

  • Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác
  • Câu ngắn trong tin vấn, câu dài trong bình luận, nhưng cũng có câu ngắn với lời nói hằng ngày trong tiểu thuyết.

- Về các biện pháp tu từ

  • Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài...
    • Ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, chuẩn mực
    • Ở dạng viết, chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh

b. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Tính thông tin thời sự

  • Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội (thời gian, địa điểm, đối tượng, sự việc diễn ra....)
  • Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy

- Tính ngắn gọn

  • Lời văn báo phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, tin quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không quá chiều dài ba trang báo. Báo dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.

- Tính sinh động, hấp dẫn

  • Thể hiện nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc
  • Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung