Chí Phèo: Tác giả Nam Cao
Video bài giảng
1. Tác giả Nam Cao
a. Tiểu sử
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Sau khi học hết bằng thành chung, Nam Cao bắt đầu phải lao động để kiếm sống, ông sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, lúc ở Hà Nội, khi về quê.
- Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng Tám gia nhập đoàn quân Nam tiến (1946). Trong kháng chiến chống Pháp ông hoạt động văn nghệ ở Hà Nam, Việt Bắc, tham gia chiến dịch biên giới (1950)
- Năm 1951, Nam Cao hi sinh trong một lần đi công tác trong vùng địch hậu ở Ninh Bình
b. Con người
- Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng
- Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chứa chan yêu thương, gắn bó ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.
- Nhà văn luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen để vươn tới tâm hồn trong sạch và cảnh sống, con người tươi đẹp.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm nghệ thuật
- Nghệ thuật không phải là "ánh trăng lừa dối", nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ "kiếp lầm than" → Nghệ thuật phải nói được nỗi khổ đau của con người
- Một tác phẩm có giá trị thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc
- Phải có sự tìm tòi sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có.
- Nhà văn phải có lương tâm, phải có trách nhiệm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp
- Sau cách mạng tháng Tám: Sống đã rồi hãy viết góp sức vào công việc, không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho một nghệ thuật cao hơn.
b. Các đề tài chính
- Trước cách mạng tháng tám: Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc và có đề tài chủ yếu:
- Người nông dân:
- Nội dung: Tác giả tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của những người nông dân nghèo, bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn và đặc biệt là bị lưu manh hóa.
- Giá trị: Phê phán, tố cáo, kết án xã hội đã hủy diệt nhân tính của người nông dân lương thiện. Đồng thời khẳng định bản chất lương thiện, phẩm cách tốt đẹp của người nông dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo...
- Người trí thức nghèo:
- Nội dung: Thể hiện sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người tri thức có tài năng, có hoài bão nhưng bị cuộc sống cơm áo ghì sát đất
- Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện khát khao một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
- Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Nước mắt, Đời thừa, tiểu thuyết: Sống mòn...
- Nhận xét:
- Dù viết về đề tài nào, tác phẩm Nam Cao cũng chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những qui luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách...
- Bên cạnh đó, vấn đề khiến ông trăn trở nhất là vấn đề nhân phẩm, về vấn đề khinh trọng đối với con người; ông luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Nam Cao theo cách mạng, sáng tạo, phục vụ nhiệt tình cho cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp.
3. Phong cách nghệ thuật
- Có biệt tài về phân tích và diễn tả tâm lí của nhân vật
- Đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật
- Tác phẩm thường viết theo kiểu kết cấu tâm lí, vừa phóng túng, vừa linh hoạt, vừa nhất quán và chặt chẽ
- Giọng văn vừa dửng dưng lạnh lùng mà yêu thương đằm thắm.
Ví dụ:
Đề: Tư tưởng chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo các ý dưới đây:
- Tư tưởng chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ được thể hiện qua các nội dung sau:
- Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, hủy diệt nhân tính của những con người với bản chất vốn hiền lành
- Ông luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng con người bị đày đọa trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính
- Ông đề cao ở con người ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, về nhân phẩm, đồng cảm với hoài bão, tâm huyết, khát vọng một sự nghiệp tinh thần cao quý, trân trọng và chia sẻ những ước mơ chính đáng dù nhỏ nhoi, giản dị của họ.
- Ông phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính.
1. Tác giả Nam Cao
a. Tiểu sử
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Sau khi học hết bằng thành chung, Nam Cao bắt đầu phải lao động để kiếm sống, ông sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, lúc ở Hà Nội, khi về quê.
- Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng Tám gia nhập đoàn quân Nam tiến (1946). Trong kháng chiến chống Pháp ông hoạt động văn nghệ ở Hà Nam, Việt Bắc, tham gia chiến dịch biên giới (1950)
- Năm 1951, Nam Cao hi sinh trong một lần đi công tác trong vùng địch hậu ở Ninh Bình
b. Con người
- Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng
- Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chứa chan yêu thương, gắn bó ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.
- Nhà văn luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen để vươn tới tâm hồn trong sạch và cảnh sống, con người tươi đẹp.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm nghệ thuật
- Nghệ thuật không phải là "ánh trăng lừa dối", nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ "kiếp lầm than" → Nghệ thuật phải nói được nỗi khổ đau của con người
- Một tác phẩm có giá trị thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc
- Phải có sự tìm tòi sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có.
- Nhà văn phải có lương tâm, phải có trách nhiệm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp
- Sau cách mạng tháng Tám: Sống đã rồi hãy viết góp sức vào công việc, không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho một nghệ thuật cao hơn.
b. Các đề tài chính
- Trước cách mạng tháng tám: Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc và có đề tài chủ yếu:
- Người nông dân:
- Nội dung: Tác giả tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của những người nông dân nghèo, bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn và đặc biệt là bị lưu manh hóa.
- Giá trị: Phê phán, tố cáo, kết án xã hội đã hủy diệt nhân tính của người nông dân lương thiện. Đồng thời khẳng định bản chất lương thiện, phẩm cách tốt đẹp của người nông dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo...
- Người trí thức nghèo:
- Nội dung: Thể hiện sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người tri thức có tài năng, có hoài bão nhưng bị cuộc sống cơm áo ghì sát đất
- Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện khát khao một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
- Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Nước mắt, Đời thừa, tiểu thuyết: Sống mòn...
- Nhận xét:
- Dù viết về đề tài nào, tác phẩm Nam Cao cũng chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những qui luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách...
- Bên cạnh đó, vấn đề khiến ông trăn trở nhất là vấn đề nhân phẩm, về vấn đề khinh trọng đối với con người; ông luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Nam Cao theo cách mạng, sáng tạo, phục vụ nhiệt tình cho cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp.
3. Phong cách nghệ thuật
- Có biệt tài về phân tích và diễn tả tâm lí của nhân vật
- Đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật
- Tác phẩm thường viết theo kiểu kết cấu tâm lí, vừa phóng túng, vừa linh hoạt, vừa nhất quán và chặt chẽ
- Giọng văn vừa dửng dưng lạnh lùng mà yêu thương đằm thắm.
Ví dụ:
Đề: Tư tưởng chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo các ý dưới đây:
- Tư tưởng chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ được thể hiện qua các nội dung sau:
- Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, hủy diệt nhân tính của những con người với bản chất vốn hiền lành
- Ông luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng con người bị đày đọa trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính
- Ông đề cao ở con người ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, về nhân phẩm, đồng cảm với hoài bão, tâm huyết, khát vọng một sự nghiệp tinh thần cao quý, trân trọng và chia sẻ những ước mơ chính đáng dù nhỏ nhoi, giản dị của họ.
- Ông phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính.