Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại


Video bài giảng

1. Bài tập Tính chất của kim loại - Cơ bản

Bài 1: 

Các phát biểu sau đây Đúng hay Sai? Vì sao?

a. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

b. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

c. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

d. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Hướng dẫn:

a. Đúng. Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại mềm nhất là Cs.                 

b. Sai. Độ dẫn điện giảm dần theo dãy: Ag > Cu > Au > Al > Fe.

c. Đúng. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

d Đúng. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Bài 2:

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:

Hướng dẫn:

Theo thứ tự phản ứng thì Fe phản ứng trước

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

X + HNO3 loãng nóng → Y + chất rắn Z không tan

→ Z có Cu và có thể có Fe(dư)

Vì Z + H2SO4 loãng thấy có khí thoát → Z phải có Fe dư

Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

→ trong Y chỉ có Fe(NO3)2 

Bài 3:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). 2 muối trong X là:

Hướng dẫn:

(1) Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag

(2) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

(3) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Vì Chất rắn Y gồm 2 kim loại ⇒ đó là Ag và Fe ⇒ không thể xảy ra (3) và Ag+ phải hết

⇒ X gồm Mg2+ và Fe2+

2. Bài tập Tính chất của kim loại - Nâng cao

Bài 1:

Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.

Hướng dẫn:

Bảo toàn khối lượng : mX + mO (pứ) = mY → nO(pứ) = 0,5 mol

Phản ứng tổng quát :  O + 2H+ → H2O

→ nHCl = 2nO2- = 2.0,5 = 1 mol

→ Vdd HCl = 0,5 lit = 500 ml

Bài 2:

Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO(sản phẩm khử duy nhất) và  5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a : b = 3 : 7. Giá trị của a là:

Hướng dẫn:

Muối gồm: FeSO4 : x mol; Fe2(SO4)3 : y mol

⇒ 152x + 400y = 5,04  (1)

Số mol e nhường = 2x + 6y → Số mol SO2 = x + 3y

→ Số mol H2SO4 phản ứng = 2x + 6y (mol)

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}} = \frac{3}{7}\\
 \Rightarrow \frac{{x + 2y}}{{2x + 6y}} = \frac{3}{7}
\end{array}\)

→ x - 4y = 0    (2)

Giải (1) và (2) ta được: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0,02\;}\\
{y = 0,005}
\end{array}} \right.\)

→ a = x + 2y = 0,03 mol

1. Bài tập Tính chất của kim loại - Cơ bản

Bài 1: 

Các phát biểu sau đây Đúng hay Sai? Vì sao?

a. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

b. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

c. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

d. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Hướng dẫn:

a. Đúng. Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại mềm nhất là Cs.                 

b. Sai. Độ dẫn điện giảm dần theo dãy: Ag > Cu > Au > Al > Fe.

c. Đúng. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

d Đúng. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Bài 2:

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:

Hướng dẫn:

Theo thứ tự phản ứng thì Fe phản ứng trước

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

X + HNO3 loãng nóng → Y + chất rắn Z không tan

→ Z có Cu và có thể có Fe(dư)

Vì Z + H2SO4 loãng thấy có khí thoát → Z phải có Fe dư

Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

→ trong Y chỉ có Fe(NO3)2 

Bài 3:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). 2 muối trong X là:

Hướng dẫn:

(1) Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag

(2) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

(3) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Vì Chất rắn Y gồm 2 kim loại ⇒ đó là Ag và Fe ⇒ không thể xảy ra (3) và Ag+ phải hết

⇒ X gồm Mg2+ và Fe2+

2. Bài tập Tính chất của kim loại - Nâng cao

Bài 1:

Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.

Hướng dẫn:

Bảo toàn khối lượng : mX + mO (pứ) = mY → nO(pứ) = 0,5 mol

Phản ứng tổng quát :  O + 2H+ → H2O

→ nHCl = 2nO2- = 2.0,5 = 1 mol

→ Vdd HCl = 0,5 lit = 500 ml

Bài 2:

Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO(sản phẩm khử duy nhất) và  5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a : b = 3 : 7. Giá trị của a là:

Hướng dẫn:

Muối gồm: FeSO4 : x mol; Fe2(SO4)3 : y mol

⇒ 152x + 400y = 5,04  (1)

Số mol e nhường = 2x + 6y → Số mol SO2 = x + 3y

→ Số mol H2SO4 phản ứng = 2x + 6y (mol)

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}} = \frac{3}{7}\\
 \Rightarrow \frac{{x + 2y}}{{2x + 6y}} = \frac{3}{7}
\end{array}\)

→ x - 4y = 0    (2)

Giải (1) và (2) ta được: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0,02\;}\\
{y = 0,005}
\end{array}} \right.\)

→ a = x + 2y = 0,03 mol

Bài học tiếp theo

Bài 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
Bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Bài học bổ sung