Bài 8: Điện năng và công suất điện


1. Điện năng tiêu thụ và công suất điện

1.1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch:

  • Nếu dòng điện có cường độ \(I\) thì sau một thời gian \(t\) sẽ có một điện lượng \(q=I.t\) di chuyển trong đoạn mạch:

 

\(A = Uq = UIt\)

  • Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

1.2. Công suất điện:

  • Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P   = \(\frac{A}{t}\) = UI

2. Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

2.1. Định luật Jun – Len-xơ:

  • Nhiệt lượng tỏa  ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật đãn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó

\(Q = R{I^2}t\)

  • Trong đó:

    • Q: nhiệt lượng (J).

    • R: điện trở (W)

    • I: cường độ dòng điện (A)

    • t: thời gian dòng điện chạy qua (s)

2.2. Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

\(P = \frac{Q}{t} = R.{I^2}\)

  • Trong đó:

    • P : công suất (W)

    • Q: nhiệt lượng (J).

    • R: điện trở (W)

    • I: cường độ dòng điện (A)

    • t: thời gian dòng điện chạy qua (s)

3. Công và công suất của nguồn điện

3.1. Công của nguồn điện:

  • Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện, tức là bằng công của nguồn điện.

\({A_{ng}} = q.E = E.It\)

  • Trong đó:

    • E là suất điện động của nguồn (V).

    • q là điện lượng chuyển qua nguồn (C).

    • I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn (A).

    • t là thời gian dòng điện chạy qua nguồn (s).

3.2. Công suất của nguồn điện:

  • Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.

\({P_{ng}} = \frac{{{A_{ng}}}}{t} = E.I\)

Bài 1

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?

A. Bóng đèn dây tóc.   

B. Quạt điện.   

C. Acquy đang được nạp điện.   

D. Ấm điện

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án: D. Ấm điện 

Bài 2:

Công suất của nguồn điện được xác định bằng
A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây.
B. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây. 
C. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây. 
D. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. 

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án: C. 

Công suất của nguồn điện được xác định bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây. 

Bài 3:

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi có dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong 1h. Biết hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là 6V.

Hướng dẫn giải:

  • Điện năng tiêu thụ:  

 \(A = {\rm{ }}UIt = 6.1.3600{\rm{ }} = 21600J\)

  • Công suất điện :  

\(P = UI = 6.1{\rm{ }} = 6W\)

Bài 4:

Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15p và tính công suất của nguồn điện khị đó. 

Hướng dẫn giải:

  • Công của nguồn điện là: 

\({A_{ng}} = 12.0,8.15.60 = 8640J = 8,64kJ.\)

  • Công suất của nguồn điện này khi đó là: 

\({P_{ng}} = 12.0,8 = 9,6{\rm{ }}W.\)

1. Điện năng tiêu thụ và công suất điện

1.1. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch:

  • Nếu dòng điện có cường độ \(I\) thì sau một thời gian \(t\) sẽ có một điện lượng \(q=I.t\) di chuyển trong đoạn mạch:

 

\(A = Uq = UIt\)

  • Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

1.2. Công suất điện:

  • Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P   = \(\frac{A}{t}\) = UI

2. Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

2.1. Định luật Jun – Len-xơ:

  • Nhiệt lượng tỏa  ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật đãn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó

\(Q = R{I^2}t\)

  • Trong đó:

    • Q: nhiệt lượng (J).

    • R: điện trở (W)

    • I: cường độ dòng điện (A)

    • t: thời gian dòng điện chạy qua (s)

2.2. Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian.

\(P = \frac{Q}{t} = R.{I^2}\)

  • Trong đó:

    • P : công suất (W)

    • Q: nhiệt lượng (J).

    • R: điện trở (W)

    • I: cường độ dòng điện (A)

    • t: thời gian dòng điện chạy qua (s)

3. Công và công suất của nguồn điện

3.1. Công của nguồn điện:

  • Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện, tức là bằng công của nguồn điện.

\({A_{ng}} = q.E = E.It\)

  • Trong đó:

    • E là suất điện động của nguồn (V).

    • q là điện lượng chuyển qua nguồn (C).

    • I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn (A).

    • t là thời gian dòng điện chạy qua nguồn (s).

3.2. Công suất của nguồn điện:

  • Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.

\({P_{ng}} = \frac{{{A_{ng}}}}{t} = E.I\)

Bài 1

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?

A. Bóng đèn dây tóc.   

B. Quạt điện.   

C. Acquy đang được nạp điện.   

D. Ấm điện

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án: D. Ấm điện 

Bài 2:

Công suất của nguồn điện được xác định bằng
A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây.
B. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây. 
C. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây. 
D. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. 

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án: C. 

Công suất của nguồn điện được xác định bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây. 

Bài 3:

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi có dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong 1h. Biết hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là 6V.

Hướng dẫn giải:

  • Điện năng tiêu thụ:  

 \(A = {\rm{ }}UIt = 6.1.3600{\rm{ }} = 21600J\)

  • Công suất điện :  

\(P = UI = 6.1{\rm{ }} = 6W\)

Bài 4:

Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15p và tính công suất của nguồn điện khị đó. 

Hướng dẫn giải:

  • Công của nguồn điện là: 

\({A_{ng}} = 12.0,8.15.60 = 8640J = 8,64kJ.\)

  • Công suất của nguồn điện này khi đó là: 

\({P_{ng}} = 12.0,8 = 9,6{\rm{ }}W.\)

Bài học tiếp theo

Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
Bài 12: Thực hành Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá

Bài học bổ sung