Bài 24: Luyện tập Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo


1. Hợp chất hữu cơ là hợp chẩt của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, ...)

2. Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.

3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

4. Các loại công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ.

Các công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ

5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.

6. Đồng đẳng, đồng phân

- Chất đồng đẳng:

+ Công thức phân tử: Khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2

+ Công thức cấu tạo: Tương tự nhau

+ Tính chất: Tương tự nhau

- Chất đồng phân:

+ Công thức phân tử: Giống nhau

+ Công thức cấu tạo: Khác nhau

+ Tính chất: Khác nhau

Bài 1:

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Tìm CTPT của Y biết trong Y chỉ có 1 nguyên tử oxi.

Hướng dẫn:

\({{C_x}{H_{2x}}O + \left( {\frac{{3x - 1}}{2}} \right){O_2} \to xC{O_2} + x{H_2}O}\)

nO2 = 4nY ⇒ \({\frac{{3x - 1}}{2} = 4 \Rightarrow x = 3}\)

Công thức phân tử: C3H6O

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3, người ta thu được 1,435 g AgCl. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ nói trên biết tỉ khối hơi của nó so với hydro bằng 42,5

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,005 mol; nH2O = 0,005 mol; nCl = nAgCl = 0,01 mol

nC = 0,005 mol; nH = 2.0,005 = 0,01 mol

C : H : Cl = nC : nH : nCl = 1 : 2 : 2

CTPT: (CH2Cl2)n

dHC/H2 = 42,5 ⇒ MA = 42,5.2 = 85

85n = 85 ⇒ n = 1 ⇒ CH2Cl2

1. Hợp chất hữu cơ là hợp chẩt của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, ...)

2. Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.

3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

4. Các loại công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ.

Các công thức biểu diễn công thức hợp chất hữu cơ

5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.

6. Đồng đẳng, đồng phân

- Chất đồng đẳng:

+ Công thức phân tử: Khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2

+ Công thức cấu tạo: Tương tự nhau

+ Tính chất: Tương tự nhau

- Chất đồng phân:

+ Công thức phân tử: Giống nhau

+ Công thức cấu tạo: Khác nhau

+ Tính chất: Khác nhau

Bài 1:

Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Tìm CTPT của Y biết trong Y chỉ có 1 nguyên tử oxi.

Hướng dẫn:

\({{C_x}{H_{2x}}O + \left( {\frac{{3x - 1}}{2}} \right){O_2} \to xC{O_2} + x{H_2}O}\)

nO2 = 4nY ⇒ \({\frac{{3x - 1}}{2} = 4 \Rightarrow x = 3}\)

Công thức phân tử: C3H6O

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3, người ta thu được 1,435 g AgCl. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ nói trên biết tỉ khối hơi của nó so với hydro bằng 42,5

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,005 mol; nH2O = 0,005 mol; nCl = nAgCl = 0,01 mol

nC = 0,005 mol; nH = 2.0,005 = 0,01 mol

C : H : Cl = nC : nH : nCl = 1 : 2 : 2

CTPT: (CH2Cl2)n

dHC/H2 = 42,5 ⇒ MA = 42,5.2 = 85

85n = 85 ⇒ n = 1 ⇒ CH2Cl2

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung