Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
1. Công thức đơn giản nhất
1.1. Định nghĩa
Công thức đơn giảng nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên ltố trong phân tử.
1.2. Cách thiết lập CTĐGN
Gọi công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của hợp chất đó là: CxHyOz
Lập tỉ lệ: x:y:z = nC : nH :nO \( = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\)
Hoặc \(x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\)
⇒ CTĐGN của hợp chất: CxHyOz (x, y, z: Số nguyên tối giản)
2. Công thức phân tử
2.1. Định nghĩa
Công thức phân tử (CTPT) là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
2.2. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử là một số nguyên lần số ngtử của nó trong CTĐGN.
- Trong một số trường hợp:CTPT = CTĐGN
- Một số chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng CTĐGN
3. Cách thiết lập CTPT của HCHC
3.1. Thông qua CTĐGN
(CaHbOc)n → MA = (12a + 1b + 16c) .n
Với a,b,c đã biết kết hợp MA
Tính được n => CTPT
3.2. Dựa vào thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố
Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO.
Klg (g) M(g) 12x y 16z
%m 100% C% H% Z%.
Từ tỉ lệ:
\(\frac{M}{{100}} = \frac{{12x}}{{\% C}} = \frac{y}{{\% H}} = \frac{{16z}}{{\% O}}\)
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow x = \frac{{M.\% C}}{{12.100\% }}\\
y = \frac{{M.\% H}}{{100\% }}\\
z = \frac{{M.\% O}}{{16.100\% }}
\end{array}\)
3.3. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy
CxHyOz+(x+y/4–z/2)O2→ xCO2 + y/2H2O
1mol xmol y/2mol
\(x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}};y = \frac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}}\)
Biết MA; x; y →12x+1y+16z = MA
\(\Rightarrow z = \frac{{{M_A} - 12x - 1y}}{{16}}\)
Bài 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam một HCHC A thu được 0,448 lit khí CO2 (đkc) và 0,36 gam H2O. Tìm CTĐGN của A?
Hướng dẫn:
Đặt CTĐGN của A là \({C_x}{H_y}{O_z}\)
\({m_C} = \frac{{12.0,448}}{{22,4}} = 0,24(g);{m_H} = \frac{{2.0,36}}{{18}} = 0,04(g)\)
⇒ mO= 0,6 – 0,24 – 0,04 = 0,32 (g)
Lập tỉ lệ:
x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)
\(x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)
Biến đổi thành tỉ lệ số nguyên đơn giản: 1:2:1
⇒ CTĐGN là: CH2O
Bài 2:
Phenol phtalein có %m: %C = 75,47% , % H = 4,35%, % O = 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein là 318 g/mol. Hãy lập CTPT của nó.
Hướng dẫn:
Gọi CxHyOz (x,y,z là số nguyên dương)
\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
x = \frac{{318.75,47}}{{12.100}} = 20;\\
y = \frac{{318.4,35}}{{100}} = 14;
\end{array}\\
{z = \frac{{318.20,18}}{{16.100}} = 4}
\end{array}\)
⇒ CTPT: C20H14O4
1. Công thức đơn giản nhất
1.1. Định nghĩa
Công thức đơn giảng nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên ltố trong phân tử.
1.2. Cách thiết lập CTĐGN
Gọi công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của hợp chất đó là: CxHyOz
Lập tỉ lệ: x:y:z = nC : nH :nO \( = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}}\)
Hoặc \(x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\)
⇒ CTĐGN của hợp chất: CxHyOz (x, y, z: Số nguyên tối giản)
2. Công thức phân tử
2.1. Định nghĩa
Công thức phân tử (CTPT) là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
2.2. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử là một số nguyên lần số ngtử của nó trong CTĐGN.
- Trong một số trường hợp:CTPT = CTĐGN
- Một số chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng CTĐGN
3. Cách thiết lập CTPT của HCHC
3.1. Thông qua CTĐGN
(CaHbOc)n → MA = (12a + 1b + 16c) .n
Với a,b,c đã biết kết hợp MA
Tính được n => CTPT
3.2. Dựa vào thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố
Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zO.
Klg (g) M(g) 12x y 16z
%m 100% C% H% Z%.
Từ tỉ lệ:
\(\frac{M}{{100}} = \frac{{12x}}{{\% C}} = \frac{y}{{\% H}} = \frac{{16z}}{{\% O}}\)
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow x = \frac{{M.\% C}}{{12.100\% }}\\
y = \frac{{M.\% H}}{{100\% }}\\
z = \frac{{M.\% O}}{{16.100\% }}
\end{array}\)
3.3. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy
CxHyOz+(x+y/4–z/2)O2→ xCO2 + y/2H2O
1mol xmol y/2mol
\(x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}};y = \frac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}}\)
Biết MA; x; y →12x+1y+16z = MA
\(\Rightarrow z = \frac{{{M_A} - 12x - 1y}}{{16}}\)
Bài 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam một HCHC A thu được 0,448 lit khí CO2 (đkc) và 0,36 gam H2O. Tìm CTĐGN của A?
Hướng dẫn:
Đặt CTĐGN của A là \({C_x}{H_y}{O_z}\)
\({m_C} = \frac{{12.0,448}}{{22,4}} = 0,24(g);{m_H} = \frac{{2.0,36}}{{18}} = 0,04(g)\)
⇒ mO= 0,6 – 0,24 – 0,04 = 0,32 (g)
Lập tỉ lệ:
x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)
\(x:y:z = \frac{{0,24}}{{12}}:\frac{{0,04}}{1}:\frac{{0,32}}{{16}} = 0,02:0,04:0,02\)
Biến đổi thành tỉ lệ số nguyên đơn giản: 1:2:1
⇒ CTĐGN là: CH2O
Bài 2:
Phenol phtalein có %m: %C = 75,47% , % H = 4,35%, % O = 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein là 318 g/mol. Hãy lập CTPT của nó.
Hướng dẫn:
Gọi CxHyOz (x,y,z là số nguyên dương)
\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
x = \frac{{318.75,47}}{{12.100}} = 20;\\
y = \frac{{318.4,35}}{{100}} = 14;
\end{array}\\
{z = \frac{{318.20,18}}{{16.100}} = 4}
\end{array}\)
⇒ CTPT: C20H14O4