Bài 9: Em làm đươc những gì?


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dạng bài tập tính nhẩm

Phương pháp giải

Các em ôn tập lại bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 để thực hiện tính nhẩm các câu hỏi có trong đề bài.

Ví dụ: Tính nhẩm

9 + 4

2 + 9

8 + 6

7 + 8

5 + 6

8 + 9

7 + 5

4 + 7

Lời giải

9 + 4 = 13

2 + 9 = 11

8 + 6 = 14

7 + 8 = 15

5 + 6 = 11

8 + 9 = 17

7 + 5 = 12

4 + 7 = 11

1.2. Dạng bài tập điền số còn thiếu

Điền số theo mẫu?

Phương pháp giải

Quan sát mẫu, các em rút ra nhận xét: Tổng của ba số xung quanh bằng số chính giữa trung tâm.

3 + 7 + 5 = 10 + 5 = 15

Dựa vào mẫu, các em tính tổng và điền các số thích hợp vào dấu “?”.

Lời giải

Có 8 + 2 + 4 = 10 + 4 = 14

6 + 7 + 4 = 13 + 4 = 17

9 + 5 + 5 = 14 + 5 = 19

0 + 1 + 9 = 1 + 9 = 10

Vậy

1.3. Dạng toán đố

Ví dụ 1: Chú sên bò quanh vũng nước theo con đường màu đỏ.

Em hãy đo và tính quãng đường chú sên bò.

.?. cm + .?. cm + .?. cm = .?. cm

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh, các em sử dụng thước kẻ để đo từng đoạn đường màu đỏ mà chú sên bò, sau đó tính tổng để tính được quãng đường mà chú đã bò.

Lời giải:

6 cm + 5 cm + 4 cm = 11 cm + 4 cm = 15 cm

Quãng đường chú sên bò là 15 cm.

Ví dụ 2: Biết rằng ba số theo hàng ngang hay cột dọc đều có tổng là 14.

Phương pháp giải

Dựa vào gợi ý của đề bài, các em tìm những phép cộng có tổng bằng 14.

+ Vì 5 + 6 + ? = 14 hay 11 + ? = 14 nên số cần điền vào dấu “?” là 3.

+ Vì ? + 8 + 2 = 14 hay ? + 10 = 14 nên số cần điền vào dáu “?” là 4.

Các em tiếp tục suy luận như vậy để điền các số thích hợp vào dấu “?”.

Lời giải:

Bài tập minh họa

Câu 1. Tính:

4 cm + 6 cm + 10 cm

7 dm + 7 dm + 5 dm

8 cm + 9 cm + 2 cm

11 dm + 3 dm + 2 dm

Hướng dẫn giải

4 cm + 6 cm + 10 cm = 10 cm + 10 cm = 20 cm.

7 dm + 7 dm + 5 dm = 14 dm + 5 dm = 19 dm.

8 cm + 9 cm + 2 cm = 17 cm + 2 cm = 19 cm

11 dm + 3 dm + 2 dm = 14 dm + 2 dm = 16 dm.

Câu 2. Đặt thêm một khối lập phương vào hình để có hai nhóm ba khối lập phương cùng nằm trên một đường thẳng.

a) 

b) 

Hướng dẫn giải

Cách kiểm tra ba điểm thẳng hàng bằng thước kẻ:

Đặt thước sao cho mép thước đi qua 2 điểm, nếu mép thước đi qua điểm thứ 3 thì 3 điểm đó thẳng hàng

a)

Bài 6 trang 57 Toán lớp 2 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

b) 

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

Bài học tiếp theo

Bài 10: Phép trừ có hiệu bằng 10
Bài 11: 11 trừ đi một số
Bài 12: 12 trừ đi một số
Bài 13: 13 trừ đi một số
Bài 14: 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
Bài 15: Bảng trừ
Bài 16: Em giải bài toán
Bài 17: Bài toán nhiều hơn
Bài 18: Bài toán ít hơn
Bài 19: Đựng nhiều nước, đựng ít nước

Bài học bổ sung