Bài 8: Ba điểm thằng hàng


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng

Ba điểm thẳng hàng

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Xác định ba điểm thẳng hàng

- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.

- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:

+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)

+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.

Dạng 2: Xác định hình cho trước có phải một đường thẳng hay không.

Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không.

- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.

- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.

Qua 2 điểm ta luôn vẽ được một đường thẳng.

- Đặt thước sao cho 2 điểm nằm trên cạnh của thước.

- Dùng bút chì kẻ theo cạnh của thước.

Như vậy sẽ vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó

? Bài tập đúng sai

a) Ba điểm A, E, D thẳng hàng

b) Ba điểm A, B, C thẳng hàng

c) Ba điểm A, I, C thẳng hàng

d) Ba điểm D, I, B thẳng hàng

? Ba cúc áo (nút áo) nào cùng nằm trên một đường thẳng?

Bài tập minh họa

Bài 1: Vẽ đường thẳng:

a) Đi qua hai điểm M, N.

b) Đi qua điểm O

c) Đi qua 2 trong 2 điểm A, B, C

Hướng dẫn giải

a) Đặt cạnh thước kẻ trùng với hai điểm M, N; kẻ một đường thẳng đi qua hai điểm đó.

b) Nên chấm 1 điểm khác điểm O, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và P.

c) Có thể chọn tùy ý hai trong ba điểm đã cho rồi vẽ đường thẳng.

Bài 2: Kiểm tra ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?

Hướng dẫn giải

Dùng thước thẳng kẻ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

Điểm C không nằm trên đường thẳng AB nên ba điểm A, B, C đã cho không thẳng hàng.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
  • Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

Bài học tiếp theo

Bài 9: Em làm đươc những gì?
Bài 10: Phép trừ có hiệu bằng 10
Bài 11: 11 trừ đi một số
Bài 12: 12 trừ đi một số
Bài 13: 13 trừ đi một số
Bài 14: 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
Bài 15: Bảng trừ
Bài 16: Em giải bài toán
Bài 17: Bài toán nhiều hơn
Bài 18: Bài toán ít hơn

Bài học bổ sung