Quy định về luân chuyển giáo viên năm 2023
Điều động và luân chuyển giáo viên là các hoạt động thường kỳ của các cơ sở giáo dục. Trong bài viết ngày hôm nay Tìm Đáp Án xin chia sẻ một số quy định về luân chuyển giáo viên, mời các bạn cùng theo dõi. Các bạn cùng theo dõi nếu đang thắc mắc về các quy định về luân chuyển giáo viên.
>> Tham khảo: Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
1. Luân chuyển giáo viên là gì?
Khái niệm “luân chuyển” là việc điều động giáo viên từ nơi này sang nơi khác trong một huyện, thị xã để giáo viên thực hiện nghĩa vụ đối với vùng khó khăn và điều tiết đội ngũ do cấp có thẩm quyền quyết định điều động trên cơ sở đề nghị của các cơ sở giáo dục và đào tạo.
2. Thuyên chuyển giáo viên là gì?
Về thuyên chuyển: Tất cả giáo viên trong biên chế của ngành giáo dục và đào tạo hiện đang công tác tại vùng khó khăn đều có quyền được đề nghị thuyên chuyển về vùng thuận lợi, trừ số giáo viên là người tại chỗ được đào tạo cắm bản vùng khó khăn hoặc đã ổn định và an cư tại địa phương nơi công tác vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Giáo viên ở vùng khó khăn lâu năm và giáo viên đã làm nghĩa vụ ở vùng khó khăn có nhu cầu xin thuyên chuyển được xem xét giải quyết chuyển về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi.
3. Quy định về luân chuyển giáo viên
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Văn bản hợp nhất số: 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT, quy định:
- Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.
Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
- Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương.
Hết thời hạn nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
4. Các trường hợp không phải thực hiện luân chuyển
Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức năm 2010 thì sẽ không thực hiện việc biệt phái đối với viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
5. Điều kiện thuyên chuyển giáo viên
- Có thời gian công tác ít nhất là từ 05 năm trở lên đối với Nam, 03 năm trở lên đối với Nữ (tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng) trừ trường hợp đặc biệt phải có cơ quan quản lý công chức, viên chức.
- Có văn bằng tốt nghiệp chuyên môn và các chứng từ phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức.
- Có phẩm chất đạo đức, hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích tại đơn vị cũ và không trong thời gian bị kỹ thuật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biệt pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa và cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
6. Câu hỏi về luân chuyển giáo viên
Câu hỏi 1: Sau 3 năm dạy học ở vùng khó, năm học 2016-2017 tôi được chuyển công tác về vùng thuận lợi nơi nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường không giao cho tôi đứng lớp với lý do là đã đủ giáo viên. Tạm thời tôi chỉ được dạy khi có giáo viên xin nghỉ. Xin hỏi như vậy có đúng không và tôi phải làm gì để được dạy học trở lại?
Trả lời
Căn cứ vào quy định nêu trên, và theo thư bạn viết: lý do mà hiệu trưởng đưa ra với bạn là chưa phù hợp. Bạn có thể kiến nghị với Phòng GD&ĐT để quyền lợi của mình được đảm bảo chính đáng.
Hoặc bạn có thể nói rõ nơi bạn đang công tác để chúng tôi có thể tác động đến nhà trường, cấp quản lý để quyền lợi của bạn được bảo vệ chính đáng.
Câu hỏi 2
Tôi đã đăng kí hộ khẩu tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, hiện tại tôi đang làm công tác giảng dạy tại một huyện nghèo thuộc Tây Nguyên đã được 7 năm. Hiện tại nhà trường đang có chế độ thuyên chuyển công tác. Vậy tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị thuyên chuyển trong trường hợp này không ?
Trả lời
Dựa theo các quy định về thuyên chuyển công tác trên, bạn đọc sẽ có khả năng bị thuyên chuyển công tác vì chị đã có quá trình giảng dạy tại một huyện ở Tây Nguyên với thời gian là 7 năm (đủ điều kiện 03 năm trở lên đối với nữ) nhưng phải đáp ứng điều kiện đủ về văn bằng tốt nghiệp chuyên môn, phẩm chất đạo đức, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,… trường hợp nếu chị Năm bị thuyên chuyển công tác thì trong thời gian đó, đơn vị sự nghiệp công lập cử chị đi có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của chị theo quy định của pháp luật.
7. Thủ tục thuyên chuyển công tác giáo viên
Để nắm được chi tiết các bước luân chuyển giáo viên. Mời các bạn theo dõi: Thủ tục thuyên chuyển công tác của giáo viên.
Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được TimDapAncập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Tham khảo thêm:
- Chế độ của giáo viên dạy học ở miền núi
- Chế độ phụ cấp thu hút
- Khi nào giáo viên bị cắt phụ cấp ưu đãi?
- Chế độ phụ cấp đứng lớp của hiệu trưởng
- Những điều cần biết về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên theo hướng gần nhà để ổn định cuộc sống
- Công chức, viên chức ở vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?
- Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong ngành giáo dục