Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không?
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết, chính xác.
- Mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất theo Nghị định 100
- Lỗi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?
- Phân biệt tạm giữ và tước giấy phép lái xe đơn giản
Khi bị cảnh sát giao thông tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện trong trường hợp vi phạm Luật giao thông thì có được lái xe nữa hay không? Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi vi phạm và bị giữ bằng lái. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giải thích rõ ràng khi nào bị tạm giữ giấy phép lái xe và bị tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe nữa không? Mời các bạn cùng theo dõi để nắm vững Luật giao thông tránh vi phạm.
1. Khi nào bị tạm giữ Giấy phép lái xe?
Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Giấy phép lưu hành phương tiện;
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Bị tạm giữ Giấy phép lái xe vẫn được lái xe?
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản, người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.
Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, cụ thể:
Đối với xe máy:
- Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).
- Xe mô tô 02 bánh từ 175cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 - 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21).
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).