Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng
TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Nguyên Hồng là một nhà văn viết cho những tầng lớp thấp bé trong xã hội lúc bấy giờ nên được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” “nhà văn viết cho phụ nữ và trẻ em”. Tái hiện lại thực trạng xã hội bấy giờ qua những trang hồi ký, ông có một tuổi thơ đầy u ám thế nên những trang văn của ông luôn đồng cảm với số phận của những người nông dân nghèo, phụ nữ và trẻ em. Trong bài viết này, TimDapAnsẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Hồng.
Tóm tắt lý lịch Nguyên Hồng
Nhà văn hiện thực phê phán Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại Tỉnh Nam Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bắc Giang, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thần Nông, cầm tinh con (giáp) ngựa (Mậu Ngọ 1918). Nguyên Hồng xếp hạng nổi tiếng thứ 46544 trên thế giới và thứ 5 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.
Tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng
Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Vụ Bản, Nam Định. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.
Ông qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Tên của ông được đặt cho một trường học ở huyện Tân Yên, Bắc Giang.
* Giải thưởng:
Nhà văn Nguyên Hồng được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Phong cách sáng tác
Được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” “nhà văn viết cho phụ nữ và trẻ em”. Sở dĩ những cái tên này được ra đời bởi ông có tình cảm đặc biệt và sâu sắc với những người có tầng lao động nghèo, thấp bé.
Nguyên Hồng là người viết được nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm truyện ngắn đầu tiên của ông được ra đời khi ông chỉ mới có 17 tuổi, một cậu bé ở tuổi 17 đến ăn còn không đủ no, mặc không đủ ấm, bị cái nghèo cái khổ bủa vây. Thế nhưng Nguyên Hồng vẫn viết, cả cuộc đời ông dành trọn cho những trang giấy, cho đến những tháng năm cuối đời khi sắp sửa phải đối diện với cái chết ông vẫn miệt mài viết.
Bằng sự nhạy cảm của mình, từ những tháng năm còn nhỏ ông đã phần nào hiểu được sự thống khổ của người nông dân nghèo. Và khi được tiếp xúc với tri thức tiến bộ ông lại có thêm nhiều góc nhìn khác nhau về sự chèn ép, đầy đọa kinh khủng khiếp với tầng lớp thấp cổ, bé họng.
“Sáng tác – thật là rứt thịt mình ra.” – Với Nguyên Hồng, ông có sự đồng cảm vô cùng lớn với những đứa trẻ thiếu tình yêu thương từ một gia đình trọn vẹn, bởi tuổi thơ ông cũng đã từng khốn khổ như thế. Tiêu biểu có đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã gây xúc động cho nhiều độc giả và đó cũng chính là cảm xúc của nhà văn. Một cậu bé sinh ra trong gia đình bất hạnh: Một người cha nghiện ngập trong khói thuốc phiện, người mẹ thì phải đi tha hương cầu thực khắp nơi. Cậu bé Hồng đã phải nhận mọi cay đắng từ những người họ hàng. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khắc họa thành công một tuổi thơ đầy những ám ảnh, đau khổ. Và nó còn thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.
“Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, về những sự áp bức, về những nỗi trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về phía những con người lầm than bị đày đọa, bị lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần ra những vết thương xã hội, những việc làm bạo ngược lộng hành của xã hội thời bấy giờ. Tôi sẽ gánh lấy mọi trách nhiệm, chống đối cũng như bào chữa, bảo vệ. Tôi sẽ chỉ có tiến bước, chỉ có đi thẳng. Tôi sẽ chỉ biết có ánh sáng. Và chính tôi là ánh sáng.”– Nguyên Hồng
Các tác phẩm tiêu biểu
- Hai dòng sữa (truyện ngắn, năm 1943);
- Bảy Hựu (truyện ngắn, năm 1941);
- Bỉ vỏ (tiểu thuyết, năm 1938)
- Cuộc sống (tiểu thuyết, năm 1942),
- Qua những màn tối (truyện, năm 1942);
- Hơi thở tàn (tiểu thuyết, năm 1943);
- Vực thẳm (truyện vừa, năm 1944);
- Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
- Đất nước yêu dấu (ký, năm 1949);
- Sông núi quê hương (thơ, năm 1973);
- Trời xanh (thơ, năm 1960)
- Ngọn lửa (truyện vừa, năm 1945);
- Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, năm 1993);
- Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, năm 1973);
- Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, năm 1976);
- Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: năm 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).
- Đàn chim non (tiểu thuyết, năm 1943);
- Trong lòng mẹ (Trích Những Ngày Ấu Thơ)
- Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu 1938, xuất bản năm 1940);
- Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, năm 1946- 1961);
- Quán nải (tiểu thuyết, năm 1943);
- Sức sống của ngòi bút (tạp văn, năm 1963);
- Giữ thóc (truyện vừa, năm 1955);
- Miếng bánh (truyện ngắn, năm 1945);
- Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, năm 1978);
- Đêm giải phóng (truyện vừa, năm 1951);
- Giọt máu (truyện ngắn, năm 1956);
- Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
- Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, năm 1963);
- Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, năm 1972),
- Một tuổi thơ văn (hồi ký, năm 1973);
- Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, năm 1981);
Nguyên Hồng thời trẻ
Năm 1936, Nguyên Hồng bắt đầu viết văn với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn.
Từ 1936 - 1939, Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ ở Hải Phòng.
Tháng 9/1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng...
Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt