Tổng hợp các bài văn khấn và những điều cần lưu ý về Tết

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 28 Tháng một, 2021

Tết là khởi đầu của một năm mới, là khoảnh khắc gia đình đoàn tụ và cùng hướng về Tổ tiên, cùng nguyện ước những điều tốt đẹp. Thế nhưng cúng khấn trong Tết thế nào cho đúng để khởi đầu năm mới may mắn thì không phải ai cũng biết chính xác. Tổng hợp các bài văn khấn Tết Nguyên đán 2021 hay dùng là bài viết TimDapAntổng hợp nhằm giúp các bạn dễ dàng nắm được lịch cúng, văn khấn và các công việc cần làm.

1. Văn khấn ông Công ông Táo

Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo. Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

2. Văn khấn cúng lễ tạ mộ

Lễ tạ mộ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ. Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ.

Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn. Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ ban ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,...

3. Văn khấn tất niên

Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.

4. Văn khấn giao thừa trong nhà

Giao thừa Âm lịch Tết nguyên đán năm 2021 sẽ rơi vào ngày Thứ Năm, 11 tháng 2 năm 2021 dương lịch (Có nghĩa là ngày 11 tháng 2 tính theo lịch dương sẽ là ngày mùng 1 âm lịch theo lịch âm nhé).

Giờ hoàng đạo ngày mùng 1 Tết:

Theo đó thì trong ngày âm lịch (mùng 1 tết) của năm 2021 thì sẽ có 6 giờ hoàng đạo đẹp (23h-01h), Dần (03h-05h), Mão (05h-07h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h)

5. Văn khấn giao thừa ngoài trời

Người xưa cúng Giao thừa có 2 lễ: Lễ cúng Giao thừa và lễ cúng Gia tiên sau Giao thừa. Cúng Giao thừa là cúng Trời, ở quê thường làm ở ngoài trời, cúng Gia tiên thì làm trên bàn thờ trong nhà. Nay có thể cúng cả trên bàn thờ trong nhà đều được. Có thể gộp 2 lễ thành 1 cho đơn giản cũng được, nhưng cúng riêng được thì hay hơn.

6. Tết Tân Sửu 2021

Tham khảo thêm các bài viết hay về Tết nguyên đán 2021 tại Tìm Đáp Án như:

28 Tháng một, 2021