Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc
Hướng dẫn đi lễ chùa Tam Chúc đầu năm
Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc, chùa Tam Chúc ở Ba Sao Hà Nam được đánh giá là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ đẹp của non nước bao la chắc chắn sẽ không phụ lòng đến chiêm bái của du khách. Chùa Tam Chúc được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" đang là điểm du xuân "làm mưa làm gió" trong thời gian gần đây. Cùng TimDapAntổng hợp kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc đầy đủ nhất nhé!
Trong các địa điểm đi lễ chùa đầu năm, chùa Bái Đính, lễ đền bà chúa Kho hay đi lễ đền Hùng Phú Thọ cũng đều là những địa điểm danh lam thắng cảnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong bài viết này TimDapAnsẽ giới thiệu cho các bạn chùa Tam Chúc, một ngôi chùa với quy mô hoành tráng cùng với vẻ đẹp kỳ vỹ chắc chắn hứa hẹn sẽ là một địa điểm danh lam thắng cảnh được đông đảo du khách đón nhận.
- Thuyết minh chùa Tam Chúc
Mục lục
- Giới thiệu về chùa Tam Chúc
- Đường đến chùa Tam Chúc
- Các hoạt động ở chùa Tam Chúc
- Giá vé tham quan chùa Tam Chúc
- Chủ đầu tư chùa Tam Chúc
Giới thiệu về chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Dân gian kể lại có 7 ngọn núi gần làng Tam chúc, xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh”. Ngôi chùa cổ được xây dựng dưới thời nhà Đinh cũng vì lẽ đó có tên Chùa Thất Tinh. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” (chùa Tam Chúc cổ).
Chùa Tam Chúc to lớn nhất thế giới hiện nay được quy hoạch mới hoàn toàn thuộc dự án đầu tư khu du lịch Tam Chúc do ông Xuân Trường đầu tư trở thành một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới. Hiện tại dù công trình chưa được hoàn thành nhưng một số công trình trong chùa đang được đẩy nhanh tiến độ phục vụ du lịch như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan.
Chùa Tam Chúc có gì nổi bật?
Không phải ngẫu nhiên mà chùa Tam Chúc được đông đảo du khách thập phương lựa chọn là điểm đến mỗi khi muốn hành hương về đất Phật, dưới đây là một số lý do khiến bạn không thể không một lần đặt chân đến ngôi chùa cổ ngàn đời này:
1. Ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới với nhiều hoạt động phục vụ du khách không chỉ lễ bái
Nằm ở phía Tây nhìn ra hồ Tam Trúc, Chùa Tam Chúc mới so với chùa Bái Đính – ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam hiện nay, có diện tích gấp 10 lần. Trong tương lai, chùa Tam Chúc được quy hoạch để trở thành ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới với tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha
Hơn thế nữa, nếu theo quy hoạch chùa sẽ trở thành khu du lịch tâm linh lớn nhất khu vực miên Bắc nước ta với nhiều hoạt động bao gồm 6 khu chức năng: khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.
2. Điểm hội tụ nhiều hiện vật quý nổi tiếng thế giới
Ngoài là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới, thì chùa Tam Chúc cũng nổi tiếng là nơi có nhiều hiện vật giá trị thu hút khách du lịch đến tham quan như:
Thiên thạch “Mảnh ghép mặt trăng” (khối thiên thạch lớn nhất thế giới) có trọng lượng 5,5kg (NWA 11789 Lunar Meteorite) trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng được đón về chùa ngày 01/12/2018.
Cây Bồ Đề quý do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng được đặt ở chính điện của Điện Tâm Thế. Đây là cây Bồ Đề tại chùa Tam Chúc này được chiết từ “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura – Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.
Ngôi chùa cũng sở hữu pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn được thờ bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni. Đây được coi là tượng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
3. Ngôi chùa được tạo nên từ 12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá
Điểm độc đáo nữa là tường bao quanh chùa được xây dựng lại bằng 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật và khu vườn kinh có tới 1000 cột kinh đá được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Không chỉ đặc biệt ở loại đá mà bức tường được các thợ thủ công mất rất nhiều công sức để tạc, đẽo cho ra một câu chuyện trong kinh Phật bằng hình ảnh để người đời suy ngẫm.
Toàn cảnh Chùa Tam Chúc
Hiếm có ngôi chùa nào được bao bọc bởi non nước hữu tình như chùa Tam Chúc. Cùng TimDapAntìm hiểu cảnh quan xung quanh cũng như trong chùa có gì đặc biệt ngay dưới đây nhé.
1. Cảnh quan xung quanh chùa
Xung quanh chùa là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, ba mặt Chùa Tam Chúc được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, phía trước là hồ Lục Ngạn. Hồ nước này không chỉ giúp điều hòa khí hậu mà điểm đặc biệt của nó nằm ở lòng hồ nơi có 6 quả núi nhỏ nhô lên, xung quanh là những đầm sen thơm ngát tạo nên cảnh sắc phong thủy hữu tình. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, vừa có sông cùng núi khiên chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao chẳng khác nào “Vịnh Hạ Long” trên cạn của Hà Nam.
2. Bên trong Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc rộng 44ha gồm: Điện Tam Thế, chùa Ngọc, đình Tam Chúc, đền Mẫu đã hoàn thành, còn lại Điện Pháp Chủ, điện Quán m, cổng Tam Quan đang được gấp rút hoàn thiện trong tháng 3 tới. Khi đi lễ, tham quan tại chùa bạn có thể đi theo thứ tư dưới đây:
Điện Tam Thế (Điện Tam Bảo) là công trình bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên ngay sau khi bước chân vào chùa Tam Chúc.Có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên trong điện Tam Bảo có 3 bức tượng Phật bằng đồng, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.
Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời): Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh. Từ dưới chân núi, bạn phải leo gần 200 bậc thang đá mới lên được đến chùa. 1 công trình độc đáo nằm trong quần thể khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc được làm bằng đá khối nặng 2000 tấn mà không cần xi măng kết dính được các kỹ sư Việt Nam và Ấn Độ triển khai thi công. Sau khi hoàn thiện sẽ có 3 pho tượng bằng đá Granite nguyên khối được nhập từ Ấn Độ và 1 pho tượng bằng Ngọc quý trong lòng chùa.
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni: Là nơi có pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, được công nhận là pho tượng Phật lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Tiếp đến là Vườn kinh: Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn khắc ghi những lời răn dạy của đạo Phật. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.
Đình Tam Chúc: Cả khu đình Tam Chúc được nối liền với chùa Tam Chúc bằng một lối đi bộ hình Zig Zag được dựng trên hồ Tam Chúc. Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt.Vào mùa sen nở, cả khu hồ ngập tràn sắc hoa sen khiến du khách có cảm giác mình đang dạo bước trên một vườn sen khổng lồ vậy.
Đình Tam Chúc được nối liền với chùa Tam Chúc bằng một lối đi bộ hình Zig Zag được dựng trên hồ Tam Chúc
Điện Quán Âm: Bên trong điện thờ Quan Âm có 4 bức tường lớn với 8.500 bức tranh đá kể những câu chuyện về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát và là nơi đặt pho tượng đồng Quan Âm Bồ Tát nguyên khối ở điện Quan Âm có trọng lượng lên đến 100 tấn.
Chùa Tam Chúc được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Với mục đích là thờ Phật, ngôi chùa là chốn tâm linh không chỉ cho du khách thập phương trong nước mà còn cho du khách quốc về lễ bái. Ngoài thứ tự kể trên bạn có thể lựa chọn đi theo chiều từ Điện Tam Thế trước,rồi qua đình Tam Chúc, chùa Ngọc và đền Mẫu để tiết kiệm thời gian hơn.
Đường đi chùa tam chúc
TimDapAnxin chia sẻ với các bạn độc giả đường đi đến chùa Tam chúc cũng như cách di chuyển đến Chùa Tam Chúc, mời các bạn cùng tham khảo.
Chùa nằm trong quần thể khu du lịch Tam chúc, có vị trí đặc biệt – là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính,Tràng An,Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập mặn.
Vị trí Chùa Tam Chúc
Đình Tam Chúc
Đặc biệt hơn, chùa Tam Chúc tọa lạc vị trí đắc địa: Phía sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc với 6 hòn đảo đá tương truyền là 6 chiếc chuông của nhà trời đưa xuống, nổi lên từ dưới lòng hồ. Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.
Cách thành phố Phủ Lý khoảng 10 km, du khách đi theo hướng QL21B về phía Tây Nam và đi tiếp chừng 5km sẽ đến khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao:
Đi Tam Chúc bằng xe khách,ô tô hoặc taxi: Bạn đi theo hướng quốc lộ 1A(cao tốc Pháp Vân) nếu xuất phát từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo QL21B thêm khoảng 12km nữa là tới thị trấn Ba Sao. Nếu chọn đi taxi bạn mất khoảng 800k là tới tận chùa nhưng nếu đi xe khách bạn bắt thêm xe ôm đi mất khoảng 20k là tới cổng Tam Quan ngoại của chùa.
Đi Tam Chúc bằng Xe bus: Hiện tại cung đường cho xe bus đến thẳng chùa không có. Bạn chỉ có thể bắt xe buýt Hà Nội -Phủ Lý về tới Hà Nam bằng tuyến xe bus 206 Giáp Bát - Phủ Lý sau đó bắt xe ôm đi hơn 20km tới chùa. Giá vé bus: 30.000 vnđ/lượt. Lộ trình tuyến xe bus 206:
Lượt đi: BX Giáp Bát – Giải Phóng – Ngọc Hồi – Văn Điển – Quốc lộ 1 – Quán Gánh – Thường Tín – Tía – Đỗ Xá – Nghệ – Sổ – Phú Xuyên – Guột – Cầu Giẽ – Đồng Văn – Ba Đa – Nội Thị Phủ Lý – BX Phủ Lý.
Lượt về: BX Phủ Lý – Quốc lộ 1 – Nội Thị Phủ Lý – Ba Đa – Đồng Văn – Cầu Giẽ – Guột – Phú Xuyên – Sổ – Nghệ – Đỗ Xá – Tía – Thường Tín – Quan Gánh – Văn Điển – Ngọc Hồi – Giải Phóng – BX Giáp Bát.
Google Maps đường đi chùa Tam Chúc từ Cầu Giấy:
Lưu ý: Địa điểm đi bạn có thể tùy chỉnh theo địa điểm của mình.
Các hoạt động không thể bỏ qua tại Chùa Tam Chúc
Hiện nay hoạt động chính khi đến chùa vẫn là lễ bái và tham quan ngắm cảnh. Du khách đến khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có thể dâng hương tại Điện Tam Thế ,chùa Ngọc và Đình Tam Chúc. Ngoài ra, nếu Phật Tử muốn có cơ duyên gặp Thượng tọa Thích Minh Quang để nghe giảng kinh, giải đáp các vấn đề sư trụ trì chùa có thể đến chùa hỏi các Tiểu.
Một hoạt động khác đó là du khách có thể đi vãn cảnh chùa, chụp ảnh ở hồ Tam Chúc, núi Thất Tinh và chiêm ngưỡng pho tượng Phật khổng lồ, các bức tranh Phật trong chùa. Sắp tới, khu du lịch tâm linh Tam Chúc có đưa xe điện để phục vụ cho việc đi lại thuận tiện hơn.
Chùa Tam Chúc hiện nay dù mới chỉ là công trình hoàn thiện giai đoạn đầu nhưng đã trở thành một địa điểm hấp dẫn để du khách hành hương về trong năm nay. Đặc biệt chùa vào dịp đầu năm tại chùa còn diễn ra sự kiện đặc biêt: Lễ Khai hội Xuân Kỷ Hơi dành riêng cho các quý Quật Tử về cầu an đầu năm diễn ra vào ngày 16/02/2019..
Ngoài ra chùa Tam Chúc được chọn là nơi tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI từ ngày 12 – 14/05/2019. Với chủ đề là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Sự kiện dự kiến sẽ tiếp đón khoảng hơn 10.000 phật tử, 1.500 lãnh đạo chức sắc tôn giáo từ hơn 100 quốc gia.
Nếu có dịp tham gia sự kiện này đây chắc chắn sẽ là một cơ hội lớn giúp bạn hiểu hơn về Phật giáo không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới!
Giá vé tham quan chùa Tam Chúc
Đến nơi khung cảnh khá là dang dở vì công trình chưa hoàn thiện nên số vật liệu và bụi đường còn nhiều.
Các bạn có thể gửi xe ở 1 bãi đất trống giá vé 15.000đ/1 xe máy. Lưu ý sau khi về sẽ phải trả vé nên đừng ai quên tay vứt đi nhé.
Tham quan di chuyển bằng xe điện giá 30.000đ/1 người.
Khu vệ sinh và ăn uống ở ngay gần nơi mình để xe. Tại đây có bày bán vòng vèo và 1 số đồ tặng phẩm.
Đồ ăn có bánh mỳ xúc xích 25.000đ/1 cái; trứng 15.000đ/1 cái và có mì tôm. Nước có tủ bán nước đồng giá nước ngọt và lọc 15.000đ/lon
Khu vệ sinh do mới làm nên cũng rộng và khá sạch sẽ nhiều phòng nhiều bồn rửa tay tha hồ rửa.
Nếu các bạn muốn ra cây cầu huyền thoại thì phải đi bộ khá xa qua cầu là 1 cái đền nhỏ rồi lại phải quay ngược về gần nơi mình đề xe có chỗ mua vé xe điện (60.000đ khứ hồi ) không thì mua lượt đi rồi lượt về mua sau cũng đc để vào chùa chính.
Chủ đầu tư chùa Tam Chúc
Năm 2006, tỉnh Hà Nam đã phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao, với chức năng văn hóa tâm linh - nghỉ dưỡng sinh thái - vui chơi giải trí với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án không phải là ai xa lạ mà chính là Công ty Xuân Trường. Trong suốt 8 năm sau đó, ông chủ Xuân Trường đã đổ hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng dự án.
Dự kiến trong năm nay sẽ đưa vào hoạt động một số công trình chính, với những sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa - tâm linh, vui chơi giải trí, tham quan - nghỉ dưỡng... Các hạng mục công trình còn lại dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020.
Ước vọng của ông chủ Xuân Trường là khi đại dự án Tam Chúc - Ba Sao hoàn thành là từ 4 bến thuyền, du khách sẽ bồng bềnh như trôi trên mặt nước mênh mông biển hồ Tam Chúc, ngồi trên nhà nổi mặt hồ Tay Ngai nhâm nhi chút rượu quê nóng ấm và thưởng nhạc. Còn trên cáp treo bay bổng giữa không trung sẽ đưa du khách thăm núi Thất Tinh.
Du khách có thể vào thăm Thung Vạc, nơi vạc đã từng sinh sống hàng bầy. Du khách cũng sẽ sững sờ, hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi vào trung tâm khu du lịch văn hóa - tâm linh nằm trong quần thể chùa Ba Sao rộng 150 ha.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc TimDapAnđã chia sẻ với các bạn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm đi Tây Thiên, kinh nghiệm đi chùa Hương hay đi lễ chùa Yên Tử, đây đều là các điểm đến lý tưởng trong các dịp du xuân đầu năm.