Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

Bùi Thế Hiển
Admin 16 Tháng hai, 2019

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mới 2018

Yên Tử vốn được gọi như " Đất tổ của phật giáo Việt Nam". Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm 2018 thuận lợi, TimDapAnsẽ chia sẻ cùng các bạn độc giả một số kinh nghiệm đi lễ Yên Tử để các bạn cùng tìm hiểu.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính

Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm

Bài khấn khi đi chùa

Trong dịp đầu năm, các địa điểm như chùa Thây Thiên, lễ đền bà chúa Kho, chùa Yên Tử hay chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc ngôi chùa to nhất thế giới… đều là những điểm đến du xuân được nhiều người lựa chọn để đến tham quan trong những ngày xuân.

Cách Hà Nội khoảng 130 km, khu di tích vầ danh thắng Yên Tử hàng năm vẫn thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan, lễ Phật. Để các bạn có một chuyến đi như mong đợi TimDapAnxin được trân trọng gửi tới các bạn một số kinh nghiệm du lịch Yên Tử để các bạn tham khảo trước chuyến đi nhé.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

1. Đường đến Yên Tử

Muốn đến Yên Tử, bạn có thể lên bất cứ xe khách nào từ Hà Nội về Quảng Ninh (Tất nhiên trừ những xe lại đi qua đường Hải phòng. Nếu đi từ Hải Phòng bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi đi tiếp đến Uông Bí, khi đến gã 3 gặp đường 18 thì rẽ trái khoảng 2 km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử). Đến Uông Bí, bạn báo lái xe cho mình xuống Dốc đỏ hoặc xuống chùa Trình Yên Tử hoặc Ban quản lý di tích Yên Tử (cùng một chỗ). Đến đó có rất nhiều xe taxi hoặc xe ôm, bạn hãy báo họ cho mình vào Yên Tử (Khoảng cách từ đó vào đến chân núi gần 12 km). Xe ôm rẻ nhất cũng phải 50.000đ còn taxi thì khoảng 120.000đ.

Riêng mùa lễ hội từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch có xe buýt (Nhưng rất đông và chen chúc).

Đến bãi đỗ xe dưới chân Yên Tử nếu không muốn đi bộ tới ga cáp treo thì bạn có thể đi xe điện, Giá 10.000/ người. Còn nếu bạn đi bộ cũng không xa lắm chỉ khoảng 500m.

2. Thời điểm nên đến Yên Tử

Đến Yên Tử, bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thông thường khách đến Yên Tử chia thành 2 mùa rõ rệt: Từ 1/ 1 đến hết tháng 3 âm lịch là khách đi lễ hội (Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông) còn từ 30/4, 1/5 dương lịch trở đi hầu hết là khách du lịch.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

3. Hành trình thăm quan, lễ chùa YênTử

a/ Nếu bạn leo bộ:

* Hành trình

Tính từ bãi đỗ xe dưới chân núi hành trình leo bộ của bạn như sau: Từ bãi đỗ xe bạn đi thẳng khoảng 300 m bạn sẽ đến suối Giải Oan, con suối linh thiêng tại Yên Tử, nơi xưa kia hàng trăm cung tần mỹ nữ đã trẫm mình tại đây tỏ lòng trung với vua Trần Nhân Tông khi ngài lên Yên Tử tu hành. Đến suối, ở bên trái có một Đàn Tràng (theo cách gọi của những người dân nơi đây), bạn nhớ thắp nén hương cho các cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi lên Chùa Giải Oan. Sau khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi. Bạn nhớ tránh những rễ Tùng xù xì dọc đường để góp phần bảo tồn hàng Tùng cổ nhé.

Tiếp tục leo dốc lên đến Tháp Tổ. Tháp Tổ là tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, nơi đây chân giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu có thời gian bạn nên thắp cho mỗi ngôi tháp 1 nén hương . Sau đó bạn tiếp tục qua dốc Dây Diều đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo.

Lưu ý bạn nên dành thời gian về phía sau của chùa, là nhà thờ tổ để thắp hương 3 vị tam tổ Trúc Lâm là: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Tiếp tục hành trình về hướng tay phải bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Tiếp theo bạn đi theo đường chính khoảng vài chục m thì có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn hãy dùng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh ( một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan trường sinh bất lão rồi hóa đá.). Ngay sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi đặt pho tượng Phật Hoàng nặng 138 tấn mới khánh thành ngày 3/12/2013. Đi khoảng 300m nữa thì tới chùa Đồng.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

Đoạn đường này xin lưu ý các bạn một chút: Đường lên chùa Đồng đoạn đường này dốc đá rất cheo leo, nhưng nếu bạn đi con đường bên phải (ngay sau tượng Phật Hoàng lên thì đi rất dễ đi vì rất thoải, bậc đá thấp. Tuy có dài hơn một chút nhưng rất dễ đi và an toàn đặc biệt đối với người lớn tuổi hoặc người ít leo trèo). Thắp hương xong bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình xuống núi, (nếu bạn muốn ghi công đức tại chùa Đồng thì có thể ra ngay nhà nhỏ phía bên phải chùa (tính từ trên nhìn xuống).

Bạn nhớ đi hướng tay phải xuống để qua chùa Vân Tiêu và tiếp tục hành trình xuống chân núi Yên Tử.

* Thời gian

Thông thường bạn phải mất từ 6 đến 8 giờ để hoàn thành cuộc hành trình vì còn phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian dừng thắp hương hoặc thời gian bạn đi (mùa lễ hội rất đông nên bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn)

b/ Nếu đi cáp treo:

* Hành trình đi cáp treo của bạn như sau: Đến bãi đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan. Thắp hương xong bạn không leo lên núi mà đi xuống theo con đường bên phải chùa ( Tính từ trên nhìn xuống) để đến ga 1Cáp treo. Nếu bạn vội không thể qua Chùa Giải Oan thì sau khi gửi xe bạn không đi thẳng mà rẽ trái luôn để vào nhà ga 1 Cáp treo. Lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn đi và phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, bạn lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống Ga 3 để cáp treo đưa bạn lên ga 4. Bạn đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tiếp tục hành trình lên chùa Đồng và xuống núi. Như vậy đi bằng cáp treo bạn sẽ không vào được chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

Giá vé cáp treo Yên Tử

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN VÉ

  • Tăng, ni
  • Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
  • Thương binh (có thẻ thương binh)
  • Trẻ em cao dưới 1,2m

THỜI GIAN PHỤC VỤ

  • Mùa lễ hội (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch): Từ 5h - 20h hàng ngày
  • Ngoài mùa lễ hội (từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch): Từ 7h - 18h hàng ngày

Vận chuyển bằng xe điện:

Dịch vụ xe điện được cung cấp để phục vụ cho khách di chuyển từ bãi gửi xe vào nhà ga cáp treo 1.

Giá vé: 15,000 VNĐ/lượt

4. Dịch Vụ ăn nghỉ ở Yên Tử

Hiện nay dịch vụ ở Yên tử rất phát triển và chia thành 2 khu vực chính: một ở cạnh chùa Hoa Yên trên lưng núi và một ở dưới chân núi còn dọc đường đi là các quán nhỏ bán quà bánh và đồ lưu niêm. Càng lên cao, hàng hóa càng đắt hơn do khâu vận chuyển khó khăn.

Dịch vụ ăn ngủ dưới chân núi:

Nếu bạn xác định ăn và ngủ dưới chân núi thì tốt nhất bạn hãy đặt ăn ở Nhà Sàn Tùng Lâm . Đây là nhà hàng của Cáp treo Yên Tử, cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp nhất ở đây. Quý khách có thể tham khảo thực đơn nhà hàng tại đây : Thực đơn nhà hàng Tùng Lâm Yên Tử

5. Đặc sản Yên Tử

* Măng trúc tươi là đặc sản nổi tiếng của Yên tử

Măng trúc có thể chế biến nhiều cách: luộc, xào, tẩm bột chiên nhưng thú vị nhất có lẽ là món măng để cả vỏ luộc chấm muối lạc vừng, vừa thơm lại vừa bùi, ngon tuyệt.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

Mua măng trúc tươi bạn phải lưu ý chọn đúng loại không thì rất dễ lẫn với các loại măng khác. Măng trúc thường nhỏ hơn các loại măng khác, chỉ to bằng ngón tay. Măng trúc rộ nhất là vào tháng 2 âm lịch. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn nên nếm thử nếu đắng thì không phải măng trúc. Có một loại măng to hơn, bằng ngón tay cái trở lên, người bán hàng thường nói đó là măng trúc nhưng thực tế không phải, là loại măng đắng. Loại này thường rất đắng nhưng chỉ cấu bên ngoài thử thì bạn thấy ngọt nhưng ở giữa thì đắng kinh khủng, bạn nhớ lưu ý để phân biệt, tốt nhất nên cấu ở giữa lõi, nếu thấy không đắng thì hãy mua (rất nhiều người đã bị nhầm lẫn như vậy rồi).

* Yên tử nổi tiếng với Trầu một lá

Trầu một lá có rất nhiều công dụng. Bạn nên chọn mua những những chỗ bán có địa chỉ rõ ràng để đảm bảo chất lượng. Có một loại do Hội chữ thập đỏ Uông Bí làm rất có tín nhiệm mà dùng được ngay, nếu muốn mua số lượng nhiều hoặc yên tâm về chất lượng, bạn nên mua ở Ga 2 Cáp treo là điểm bán chính thức của hội chữ thập đỏ.

* Trong lễ hội có rất nhiều người bán lá, cây thuốc tươi, nếu biết chắc chắn thì bạn hãy mua còn chỉ nghe những người đi cùng, những người trên đường nói với nhau hay giới thiệu, khen hay thì bạn đừng mua kẻo bị mắc vào cò mồi, mất tiền oan. Việc này ở Yên Tử đã bị dẹp nhiều rồi nhưng cũng nhắc bạn phòng trừ, kẻo nhỡ đâu......

* Canh gà rượu Bâu: Canh gà rượu Bâu là đặc sản nổi tiếng của Yên Tử. Rượu Bâu là loại rượu được lên men bằng lá cây rừng của người dân tộc quanh núi Yên Tử. Canh gà được nấu với gừng và rượu Bâu. Thơm phức, nóng hổi, khói nghi ngút - cảm giác thật tuyệt vời để thưởng thức khi bạn vừa qua một chặng đường mệt và lạnh cóng từ trên núi xuống. Hết cả cảm lạnh bạn ạ. Đừng quên thưởng thức canh gà rượu Bâu khi bạn tới Yên Tử nhé.

Canh gà rượu Bâu yên tử

6. Những lưu ý khác khi đi Yên Tử

a. Trang phục khi đi Yên Tử:

* Mùa đông:

- Thời tiết trên Yên Tử thường lạnh và có gió vì thế bạn nên mang theo chiếc áo khoác thể thao hoặc áo phao chất ấm, không thấm mồ hôi và quan trọng nhất nó vẫn phải nhẹ để lúc nóng cởi ra cất vào balô đeo không nặng nhưng tốt nhất là bạn có thể buộc được ở ngang thắt lưng( lấy 2 tay áo để buộc lại vòng qua bụng). Bạn phải xác định là đã leo lên Yên Tử thì việc cởi áo ra, mặc áo vào là thường vì khi leo thì nóng, khi dừng lại thì lạnh cho nên chớ có mặc những loại áo mà không thể cởi được ở chỗ đông người. Bạn cũng nên mang theo một bộ đồ dự phòng để dưới xe để thay vì leo núi mùa lễ hội thông thường rất dễ bị bẩn, đặc biệt bị ướt sẽ trông nhếch nhác.

- Đừng mặc jean, hoặc đồ chật vì rất khó leo núi, nên mặc đồ co dãn thoải mái hoặc quần thể thao, không thấm mồ hôi.

* Mùa hè:

Gọn – nhẹ! Đừng sexy quá các bạn nữ nhé – đây là nơi linh thiêng, tốt nhất nên mặc lịch sự.

- Giày leo núi (nếu có): tốt nhất là nên có một đôi giày leo núi, hoặc dày bata có độ bám tốt và êm. Đường leo Yên Tử hầu hết là bậc thang đá rất đẹp và sạch sẽ nhưng đường dài sẽ dẫn đến đau chân (hơn 5 km). Đừng đi giày cao gót hoặc giày da thì vừa đau chân vừa hỏng giày bạn ạ.

- Balô: Nên khoác một chiếc balo nhỏ, gọn nhẹ hặc túi đeo được qua vai để đựng mấy thứ thật sự cần thiết. Đừng mang túi sách tay rất mỏi. Nếu đi đông, nên chia đều mỗi người mang 1 chiếc.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm

b. Nước:

Bạn chắc chắn cần nước, mồ hôi của bạn sẽ nhễ nhại khi leo và đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng nước lớn đấy. Một người uống chỉ cần khoảng 1 lít là đủ (nếu đi bộ - đi cáp chỉ cần 1 chai 0.5 là OK).

c/ Đồ ăn:

Vào mùa lễ hội (kể cả ngoài mùa lễ hội, dọc đường người dân bán rất nhiều đồ quà vặt nhưng chỉ bán ở những chỗ mà hành trình đi bộ và đi cáp trùng nhau thôi) nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội và leo bộ thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy đường leo bộ dân nghỉ bán hàng rồi.

d/ Gậy:

Nếu đi bộ thì bạn có thể cần mua gậy còn nếu đi Cáp treo thì tuyệt nhiên không được mua ( phí tiền - vì bạn không được mang gậy vào cáp treo - mà nếu bạn cần thì đã có rất nhiều gậy được để sẵn ở các thùng ngay khi bạn ra khỏi cáp treo rồi)

e/ Sóng điện thoại:

Ở trên đỉnh núi (Chùa Đồng) bạn vẫn có thể up ảnh facebook bình thường bạn nhé.

f/ Lưu ý giữ vệ sinh chung:

Dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng

g/ Mua vé:

Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu và lại rẻ hơn.

h/ Vãn cảnh:

Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt sẽ không có thời gian mà ngắm nghía.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!