Kinh nghiệm đi lễ đền Hùng - Phú thọ
Kinh nghiệm đi lễ đền Hùng - Phú thọ
Giỗ tổ Hùng Vương năm 2018 sắp đến gần. Kinh nghiệm đi du lịch, nghỉ lễ tại đền Hùng - Phú Thọ dưới đây sẽ là cẩm nang du lịch vô cùng hữu ích cho những người muốn dành khoảng thời gian nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2018 cho gia đình, người thân. Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng, lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Trong bài viết dưới đây TimDapAnxin được chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm du lịch đền Hùng để các bạn cùng tham khảo.
Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương đầu năm
Đền Hùng – khu di tích trên nằm toạ lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ. Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ XV, tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Khu di tích này hang năm thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trong cả nước tới thăm.
1. Đường đến đền Hùng, Phú Thọ
Di chuyển tới Phú Thọ
- Ô tô: Từ Hà Nội, bạn tới bến Mỹ Đình bắt xe đi Phú Thọ. Giá một vé dao động 50.000 - 70.000 đồng.
- Tàu: Các chuyến tàu hỏa xuất phát từ ga Hà Nội có giá 40.000 - 180.000 một vé tùy loại ghế. Ba ga xuống Phú Thọ là Việt Trì, Thủ Đức và Tiên Kiên.
- Xe máy: Từ Hà Nội, bạn đi theo Đại lộ Thăng Long, thị xã Sơn Tây, cầu Trung Hà, Phú Thọ.
Di chuyển tại Phú Thọ
Dịch vụ thuê xe chưa có nên bạn có thể gửi xe máy theo tàu hoặc đi taxi. Lưu ý khi gửi xe máy là phải rút hết xăng, tháo gương và bọc các phần dễ xước như yếm, đèn, đầu xe.
2. Thời điểm nên đến đền Hùng
Bạn có thể tới Phú Thọ vào bất cứ mùa nào trong năm nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất là dịp lễ hội đền Hùng 10/3 âm lịch. Tuy vậy, du khách cả nước đổ về rất đông, phòng nghỉ có thể bị hết nên bạn cần lưu ý.
3. Các địa điểm thăm quan ở đền Hùng
Đền Hùng là khu di tích nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 9 km.
Tới đây, du khách có thể ghé qua đền Hạ là nơi Quốc Mẫu Âu Cơ hạ sinh trăm trứng.
Đền Trung là vị trí các vua Hùng bàn việc nước trong khi đền Thượng thường tổ chức nghi lễ tế trời, thờ thần lúa... Ngoài ra, một địa điểm cũng đáng chú ý là Giếng Ngọc, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa hàng ngày chải tóc.
Lưu ý khi thăm đền Hùng: Các loại giày, dép đế bệt sẽ thuận tiện hơn cho việc di chuyển. Kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng cũng là vật dụng cần mang.
Sau khi kết thúc hành trình này, một số điểm du lịch hấp dẫn khác dưới đây tiếp tục để bạn tham khảo:
- Hang Lạng: nằm tại huyện Thanh Sơn, có kích thước lớn và dài nhất trong các hang động thạch nhũ ở xã Xuân Sơn. Một số khu vực còn có vòm hang cao với những thạch nhũ nhiều hình thù đẹp, lạ mắt.
- Vườn quốc gia Xuân Sơn: nằm tại huyện Thanh Sơn có diện tích lên tới 18.369 ha. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng khu rừng chò trỉ đẹp nhất miền bắc và một số loài thực vật số lượng lớn như cây rau sắng, dẻ, mộc lan,...
- Đầm Ao Châu: có diện tích khoảng 2 km2 mặt nước, gồm 100 hòn đảo lớn nhỏ nằm tại huyện Hạ Hòa. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và mặt nước luôn trong xanh, tĩnh lặng.
- Suối Tiên: tập trung hơn 10 thác nước lớn, nhỏ và những bãi đá cuội đầy màu sắc. Nơi này là sự lựa chọn của nhiều du khách khi tới huyện Hạ Hòa.
4. Lễ hội đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng ba âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn của nước ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc Việt Nam. Du lịch Đền Hùng quý khách sẽ được xem lễ rước kiệu và nghi lễ dâng lễ vật lên các Vua Hùng. Dẫn đầu là đội múa sư tử, tiếp đến là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người rước biểu dấu và bát bửu, đánh chiêng, trống, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu.
Ngoài ra quý khách còn được xem nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như cuộc thi đấu vật, kéo co, bơi trải và xem cuộc thi dân ca văn nghệ đặc sắc của Phú Thọ là hát xoan (hát ghẹo).
5. Đặc sản đền Hùng
Đặc sản của mảnh đất trung du này chủ yếu là các món ăn dân dã như thịt chua, bánh tai, tằm cọ, cơm nắm lá cọ, cọ ỏm chấm mắm và canh cá rau sắn. Bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nhà hàng nào trên đường đi.