Cúng tất niên gồm những món gì?
Mâm cơm tất niên gồm những món gì, các món cúng tất niên là những món nào luôn là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra khi ngày Tết đang cận kề. Việc chuẩn bị mâm cúng tất niên đúng phong tục truyền thống là điều rất quan trọng để dâng lên tổ tiên và thần linh trong ngày cuối năm.
Cuối năm các gia đình đều chuẩn bị những bữa cơm cúng tất niên ngày tết để chia tay năm cũ và đón năm mới với nhiều may mắn hơn. Điều đó còn thể hiện phong tục tập quán của cha ông, nét văn hóa của đất nước Việt Nam ta đồng thời gắn kết sợi dây giữa các thành viên trong gia đình.
Mâm cúng tất niên sẽ được thực hiện trước cúng giao thừa. Sau đây là cách chuẩn bị mâm cúng tất niên đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi truyền thống, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Cúng tất niên vào lúc nào
Mâm cỗ cúng tất niên, mâm cơm cuối cùng của một năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình Việt. Đây được coi là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Theo lịch âm ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.
2. Đặt mâm cúng tất niên ở đâu
Vị trí đặt mâm cúng tất niên cũng rất quan trọng. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã, hoặc cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính, còn mâm cơm cúng sẽ đặt ở bàn con bên dưới. Không nên cắm giấy cúng lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Lễ vật cần chuẩn bị cho mâm ngũ quả khi cúng gia tiên nên chọn trái cây tươi, đẹp mắt, vừa chín tới. Hạn chế và tốt hơn là không nên dùng các loại hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa). Đĩa/mâm ngũ quả mà nên để ở hai bên chứ không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính. Hoa bày trên bàn thờ cũng nên sử dụng các loại hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.
3. Lễ vật cúng tất niên
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà, Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Tam sên
- Gà ta
- Heo sữa quay
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Bình hoa, Lư Nhang
Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
4. Món ăn tất niên
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Bắc:
Trước đây, mâm cỗ miền bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Tám đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho. Hiện nay, mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
Bốn bát, bốn đĩa gồm: bát giò heo hầm măng, lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Trung:
Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp Tết nguyên đán cũng tương tự miền Bắc. Bên cạnh đó hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Nam:
Mâm cỗ tất niên miền Nam hay có bánh tét, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, canh khổ qua nhồi thịt, chả giò…
Ngoài ra gà luộc là món ăn tất niên không thể thiếu được trong mâm cơm tất niên của các gia đình. Tuy nhiên để luộc gà sao cho đẹp mắt để bày lên ban thờ tổ tiên thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn tham khảo cách luộc gà dưới đây của Tìm Đáp Án:
5. Bài cúng tất niên
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng tất niên, việc tiếp theo là gia chủ sẽ sửa soạn để đọc bài văn khấn tất niên cuối năm để hoàn thành lễ cúng tất niên. Bài cúng tất niên năm Canh Tý 2020 các bạn có thể tham khảo theo đường dẫn sau:
6. Một số mâm cúng tất niên đơn giản
Hy vọng với các gợi ý trên đây của TimDapAncác bạnh sẽ tự tay chuẩn bị cho gia đình một mâm cơm tất niên thật thịnh soạn và đúng hương vị truyền thống.
Tham khảo thêm các bài viết khác về Tết: