Biện pháp ứng phó cần thiết khi nhà bị ngập lũ

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng tám, 2016

Biện pháp ứng phó cần thiết khi nhà bị ngập lũ

Trong giai đoạn mưa bão như thế này, việc chủ động ứng phó với lũ lụt là vô cùng cần thiết để hạn chế tổn thất xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các biện pháp ứng phó cần thiết khi nhà bị ngập lũ.

Kinh nghiệm lái xe trong mùa mưa bão

Hằng năm, vào mùa mưa trong miền Nam và mùa hè ngoài miền Bắc thì những cơn mưa to kéo dài thường gây ra lũ và ngập lụt trên diện rộng. Hầu hết tất cả các vùng thấp trũng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội... đất chật người đông trong khi hệ thống thoát nước không thể đáp ứng được nhu cầu thoát nước nhanh chóng nên việc ngập lụt lại càng hay xảy ra mỗi khi có mưa lớn.

Nếu không biết cách xử lý khi nhà bị ngập nước thì gia chủ sẽ phải hứng chịu những hệ lụy khó lường cả về sức khỏe và kinh tế, bởi nước ngập không chỉ ngấm và làm hỏng đồ đạc trong nhà mà nó còn mang theo cả vi khuẩn và nhiều mầm mống gây bệnh khác.

Biện pháp ứng phó cần thiết khi nhà bị ngập lũ

Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cũng như là vệ sinh đồ đạc, nội thất an toàn và hiệu quả trong mùa mưa lũ nhé!

1. Ứng phó khi nước lũ vào nhà

Bảo vệ sức khỏe trước các mầm bệnh khó lường

Nước ngập trong nhà thường mang theo các vi sinh vật gây bệnh có trong đất, rác thải, cống rảnh, nước ô nhiễm... và khiến cho dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các loại dịch bệnh như dịch tả, dị ứng, tiêu chảy, thương hàn, cảm lạnh hay bệnh truyền nhiễm do muỗi...

Để hạn chế và loại bỏ nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhà bị ngập nước, bạn không chỉ cần đảm bảo vệ sinh cho cơ thể mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất là nên ăn chín, uống sôi, đặc biệt là không ăn các loại rau sống. Nếu trong gia đình có nuôi thú cưng hay các loại gia cầm, gia súc thì phải quản lý chúng chặt chẽ, nuôi nhốt và một khu riêng biệt, tránh việc thả rong làm lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ trong nhà, hạn chế tối đa việc các loại rắn, rết, chuột, ruồi, muỗi, nhặng,... chết khiến cho môi trường càng trở nên ô nhiễm hơn.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Nước lũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân

Bảo vệ, làm sạch và xử lý đồ đạc trong thời gian ngập úng

Khi mưa lớn kéo dài, trước khi nước dâng lên gây ngập úng trong nhà, bạn cần tiến hành di chuyển ngay các đồ đạc quan trọng dễ bị hư hỏng khi ngấm nước lên chỗ cao an toàn, đặc biệt là đồ điện, các thiết bị điện, bình ga, đồ vật có gia trị, giấy tờ, tài liệu quan trọng... Và tốt nhất là bạn nên ngắt ngay các thiết bị điện, ga, nước trước khi ngập. Hay đơn giản là sử dụng túi ni lông, vải nhựa... để che đậy, bao bọc các vật dụng nhỏ trên nền nhà dễ bị trôi nổi trên nước.

Với quần áo

Quần áo là vật dụng dễ tích trữ vi sinh vật gây hại có trong nước ngập, nếu không xử lý đúng cách, bạn sẽ khiến bản thân và các thành viên trong nhà mắc các loại bệnh khác nhau. Để vệ sinh quần áo trong nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phải phân loại quần áo trước khi giặt, loại nào có thể giặt và loại nào chỉ sấy, loại nào màu trắng và loại nào nhiều màu, hay loại nào sạch và loại nào dính nhiều vết bẩn, bùn đất.
  • Không bọc quần áo bẩn vào túi ni lông kín vì như thế sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời không cho quần áo dính nhiều bùn đất vào máy giặt, tốt nhất là dùng vòi xịt để loại bỏ hết vết bẩn bùn đất trước khi giặt nhé.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Dùng vòi xịt để loại bỏ hết các vết bẩn trên quần áo trước khi giặt

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Không cho trực tiếp đồ nhiều bùn đất vào trong máy giặt

  • Giặt quần áo ở nhiệt độ cao nhất cho phép để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, có thể dùng thêm một nắp dung dịch nước khử trùng (với quần áo màu) hay dung dịch chlorine (đối với quần áo trắng) để khử trùng.
  • Nên ngâm quần áo trong bột giặt qua đêm, sau đó mới giặt và phơi để đảm bảo các loại vi khuẩn được tiêu diệt hết.

Các loại đồ nội thất

  • Với đồ nội thất bằng gỗ như bàn, tủ..., bạn có thể sử dụng các loại dung dịch chuyên dụng để tẩy rửa chúng sạch sẽ. Sau đó làm khô bằng cách cho nước bay hơi rồi đánh lại vecni để chống ẩm và mối mọt, mục ruỗng sau khi bị ngâm nước.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Đồ nội thất trong nhà chìm ngập trong nước

  • Còn với đồ nội thất làm từ các vật liệu dễ thấm hút và tích trữ nước như nệm, xốp, thảm... thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi các chất liệu này là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển nếu chúng bị ngâm nước quá lâu. Để xử lý, bạn cần hút sạch hết nước, hút kỹ cho đến khi kiệt nước, sau đó giặt sạch bằng dung dịch giặt và khử mùi chuyên dụng, cuối cùng là sau khi giặt thì tiến hành hút khô lại một lần nữa.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Không phơi đồ nội thất trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt

Ngoài ra, với đồ nội thất, tuyệt đối là bạn không được mang ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá gay gắt nhé vì nắng nóng sẽ làm hỏng cấu trúc món đồ, thậm chí là bạn không thể sử dụng được nữa.

Bảo quản đồ điện gia dụng

Nếu chẳng may các loại đồ điện gia dụng trong nhà của bạn bị ngâm nước trong thời gian không quá lâu, bạn tuyệt đối không được cắm điện chạy thử mà phải mang đến ngay các cửa hàng điện lành nghề để tiến hàng tháo tung máy và sấy khô từng chi tiết nhỏ, càng nhanh càng tốt nhé.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Xử lý đồ điện gia dụng ngập nước

Xử lý các loại giấy tờ, tài liệu quan trọng

Khi các loại giấy tờ, tài liệu quan trọng bị ngấm nước, bạn cần phải dùng giấy thấm để hút nước, sau đó sấy khô ở nhiệt độ nhỏ hoặc phơi chúng ra ngoài trời.

Một cách khác nữa là bạn có thể đặt giấy sáp vào giữa các mặt giấy rồi cho chúng vào trong tủ lạnh để làm đông. Hành động này sẽ ngăn được sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm quá trình phân hủy của giấy và cho bạn thêm thời gian để tìm cách xử lý phù hợp hơn.

Xử lý khi nhà bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

Xử lý giấy tờ quan trọng bị thấm nước

2. Việc cần làm sau khi nước rút

  • Sau khi nước rút cần hết sức thận trọng khi bước vào nhà, lưu ý các đường dây điện có thể bị đứt. Không bật lửa nếu nghi ngờ có đường dẫn khí ga bị phá vỡ.
  • Kiểm tra thực phẩm, vứt bỏ các loại thực phẩm nếu bị nhiễm bẩn.
  • Kiểm tra nguồn nước, thanh lọc sạch nước nếu có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tránh sử dụng nguồn nước lũ vì nước có thể bị ô nhiễm bởi dầu, xăng, nước thải.
  • Sửa chữa bể tự hoại, các hố lọc, giếng nước khi bị hư hỏng, rò rỉ. Hệ thống thoát nước bị hư hỏng gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Làm sạch và khử trùng tất cả mọi đồ đạc bị ẩm ướt trong nhà. Bùn bám từ nước lụt có thể chứa nước thải và các hóa chất gây hại.
  • Xử lý xác súc vật chết bằng cách phun hóa chất diệt trùng, tưới dầu hỏa lên xác động vật để chống sự xâm nhập của các loài ăn thịt và côn trùng và mang đi chôn hoặc tiêu hủy hợp lý.

Biện pháp ứng phó cần thiết khi nhà bị ngập lũ

Với những vùng hay bị ngập nước do mưa lũ, cần có các biện pháp chủ động ứng phó

3. Tại những vùng hay xảy ra nước lũ vào nhà

  • Thường xuyên theo dõi thời tiết trên báo đài để nắm được thông tin và chỉ động ứng phó kịp thời ứng phó với nước lũ.
  • Nên chủ động dự trữ nguồn lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các thức ăn khô, nước sạch đảm bảo đủ dùng trong một thời gian thích hợp. Đồng thời phải dự trữ chất đốt, bếp ga mi ni hoặc dầu hỏa để có thể đun nấu tạm thời, hóa chất để xử lý nước bẩn như phèn chua, viên chloramin bảo đảm các yêu cầu sinh hoạt trong những ngày lũ lụt.
  • Không quên các loại thuốc dự phòng như dầu gió, thuốc đau bụng, tiêu chảy... và các vật dụng khác như dao, đèn pin, nến, hộp quẹt và đồ cứu thương.
  • Lưu ý kiểm tra lại cơ sở hạ tầng của ngôi nhà, nhất là cửa nẻo, mái nhà. Kiểm tra hệ thống thoát nước để nước không bị tắc, tràn vào nhà. Nếu có nuôi súc vật, cần trang bị lại chuồng, lồng chắc chắn, hoặc sơ tán vật nuôi đến nơi an toàn khi có mưa lũ.
  • Chủ động sơ tán ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt cao khi có lệnh của chính quyền địa phương.
19 Tháng tám, 2016

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!