Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Sáng kiến kinh nghiệm bậc mầm non

Bộ môn hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ. Dưới đây là Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, dành cho quý thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Lời giới thiệu:

Bộ môn hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ. Chính vì thế là một giáo viên Mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của trẻ và phát triển toàn diện.

Với mục đích chung của giáo dục Mầm non thì hoạt động tạo hình là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ và ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.

Vì vậy hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá , tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên.

Do vậy tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng đối với trẻ 4 - 5 tuổi trẻ chưa tự mình xác định được mục đích, cách tiến hành. Trong hoạt động tạo hình thường là do giáo viên gợi mở, hướng dẫn với nhiều biện pháp nhằm kích thích tính tò mò, gây hứng thú bất ngờ, để trẻ say sưa với bộ môn nghệ thuật này. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

2. Tên sáng kiến:

“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình”.

3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Vũ Thị Lan Nghiêm

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tiền Châu – TP Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Số điện thoại: 0969.907.810

- Email: [email protected]

4. Chủ đầu tư:

Vũ Thị Lan Nghiêm - Giáo viên trường MN Tiền Châu.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Phát triển thẩm mỹ

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:

Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Tình hình thực tế:

Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà khả năng nhận thức của mỗi trẻ cũng được nâng lên, trong đó, hoạt động tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng mang tính nghệ thuật - là phương tiện quan trọng góp phần trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực. Ngoài ra, hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Khi tham gia hoạt động tạo hình sẽ kích thích, tạo sự hứng thú trong việc tiếp thu, lĩnh hội được nội dung của bài học, của hoạt động mà yêu cầu đặt ra. Ở lứa tuổi mầm non, trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn nhiều hạn chế. Do đó, các sự vật hiện tượng các em chỉ có thể dễ nhớ thông qua các hoạt động khi có hình ảnh trực quan. Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ nhớ lại bằng hình tượng của đồ vật quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Với đặc điểm như vậy nên việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mẫu giáo là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Qua nhiều năm được phân công đứng lớp Mẫu giáo lớn. Là một trong những lứa tuổi cần phải chuẩn bị chu đáo một cách toàn diện về phát triển thẩm mĩ. Trên thực tế, hiệu quả đạt được ở các tiết tạo hình còn thấp, do trẻ không hứng thú với hoạt động, sản phẩm trẻ tạo ra còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo. Đó là điều làm cho tôi và mỗi giáo viên đứng lớp rất trăn trở và mong muốn tìm được giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khi hoạt động nói chung cũng như hoạt động tạo hình nói riêng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường bảo đảm phục vụ cho công tác giảng dạy. Bản thân đã nhiều năm dạy Lớp 4-5 tuổi nên cũng đã có một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Hơn nữa, học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ cũng là mặt thuận lợi không nhỏ. Cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của việc giảng dạy. Đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ. Một số gia đình các em chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình. Khi vận dụng đề tài này trẻ rất hứng thú học, được đồng nghiệp ủng hộ, cha mẹ trẻ giúp đỡ như sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, hấp dẫn, tạo môi trường cho trẻ hoạt động hứng thú. Giáo viên cũng đã có những nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Bên cạnh đó nhận thức của trẻ không đồng đều, nhất là trẻ người dân tộc thiểu số. Do hạn chế về ngôn ngữ nên khó khăn khi học tạo hình. Môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình chưa được phong phú. Một số cha mẹ còn lo làm kinh tế, nghiêng về đọc và viết chưa chú ý đến sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa sáng tạo trong trong giảng dạy. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nhà trường tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học. Tổ chuyên môn cũng thường xuyên tạo điều kiện để tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp lá nhiều năm nên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Việc tổ chức các giờ hoạt động chung của giáo viên còn gò bó, chưa có sự sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu; chưa biết cách hướng để trẻ thể hiện được tính sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình; chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ. Nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số gia đình chưa quan tâm tới việc học của con minh, diều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục các em. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, nhất là ở lứa tuổi Mầm non . Nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được, thông qua hoạt động tạo hình, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xunh quanh, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Khi tham gia hoạt động tạo hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ có thể tìm hiểu, khám phá kích thích sự hứng thú với hoạt động tạo hình. Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho trẻ. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhằm nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ. Tạo cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ. Thực tế cho thấy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng vận động, sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, bàn tay, kỹ thuật tạo hình khiến cho trẻ thích thú. Khi hoàn thành những sản phẩm tạo hình, trẻ tiếp thu được những tri thức mới khiến cho trẻ có khả năng lĩnh hội tích cực hơn những tri thức về màu sắc, hình dạng, đường nét, bố cục, tỷ lệ, không gian...nhằm tạo cho trẻ có nhiều biểu tượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ cần thiết.Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều hoạt động có chủ đích, hoạt động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết nhưng quan trọng hơn cả đó là hoạt động tạo hình.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

-----------------------

Mời các thầy cô tham khảo thêm nhiều Sáng kiến kinh nghiệm mầm non khác đã được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!