Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi được biên soạn kỹ lưỡng cùng với bố cục nội dung rõ ràng giúp các cô có thêm tài liệu tham khảo trong phương pháp giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non
Sáng kiến kinh nghiệm - Trẻ mẫu giáo làm quen với Tiếng Anh qua các mẩu truyện
Đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5- 6 TUỔI.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện".
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết- làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan".
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi....
Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ, mau quên và tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu "Dạy con từ thuở còn thơ...".
Bên cạnh đó, vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy..., đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói cụt, nói què, những hành vi thiếu văn minh.... Vậy làm thế nào? Và bằng cách nào?... để vệc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai.
Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đặc biệt, năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi" để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.