Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học THCS

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh giúp cho học sinh yêu thích hơn bộ môn Tin học để từ đó học sinh biết khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Tính mới của giải pháp

Đầu năm học 2019-2020 trường THCS An Thạnh Đông có tổng số học sinh là 323 em. Theo thống kê về tình hình sử dụng internet của học sinh thì có khoản 250 em học sinh là sử dụng mạng Internet, MXH (mạng xã hội), điều này cho thấy phần đông các em đã tiếp cận với máy tính, điện thoại di động thông minh để phục vụ cho học tập, giải trí.

Theo số liệu thống kê internet của các em học sinh thì các em dành trung bình tới 4 giờ 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Trong đó, dùng trung bình 2 giờ 30 phút để dùng MXH, 1 giờ để học tập, 1 giờ để giải trí. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, học sinh không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet. Thời gian sử dụng MXH khá nhiều chủ yếu là các MXH: Facebook, Zalo, YouTube, Tik Tok,...

Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh” đưa ra nhằm mục đích giúp các em học sinh trở thành Người dùng trực tuyến có trách nhiệm và được ở trong môi trường trực tuyến an toàn tránh được một số rủi ro khi tương tác trực tuyến ví dụ như: Gặp người lạ, bị bắt nạt... rèn luyện cho các em kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội đồng thời đưa ra một số cách nhận biết thông tin giả trên mạng. Bên cạnh đó, giúp cho học sinh yêu thích hơn bộ môn Tin học để từ đó học sinh biết khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

2. Nội dung sáng kiến

2.1. Bảo mật thông tin cá nhân

- Thông tin cá nhân là bao gồm tất cả các thông tin như họ tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,... Nó là thứ cho biết bạn là ai - bao gồm tính cách, tín ngưỡng và giá trị của bạn, kỹ năng, mối quan tâm và sở thích của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng - chúng ta còn có một Danh tính trực tuyến nữa, được gọi là Danh tính số đó là tất cả thông tin bạn nhập, đăng lên và chia sẻ khi bạn truy cập internet giúp hình thành danh tính số của bạn. Như vậy, các em phải xác định mình cần chia sẽ những gì trên mạng? Việc quyết định thông tin cá nhân nào nên chia sẻ công khai trên Internet và thông tin nào nên giữ riêng tư có thể là một quyết định khó khăn và việc đầu tiên chúng ta cần chú tâm tới đó là chúng ta thường tương tác với những ai? Và Ai có thể truy cập được thông tin của chúng ta? Em sẽ cho bạn bè biết tên của mình chứ? Em sẽ cho họ biết ngày sinh của em chứ?

- Hãy suy nghĩ về cách em sử dụng Internet. Dành thời gian để suy ngẫm về những thông tin em chia sẻ, và cân nhắc xem các bài đăng của em có làm tổn thương người khác không, có dễ gây hiểu lầm hoặc làm tổn hại tới danh tiếng của bạn hoặc người khác hay không? Tuy nhiên nó hoạt động như thế nào? Lý do chúng ta cần nói về cái tôi trực tuyến và tại sao bạn cần suy nghĩ về những gì cá nhân chia sẻ trên Internet là vì mỗi khi bạn truy cập mạng và đăng bất cứ nội dung hoặc nhập thông tin nào đó, em sẽ để lại dấu chân số của em. Điều đó cũng giống như khi em bước đi trên thông tin hay dữ liệu nào đó lên Internet, em sẽ để lại dấu vết dữ liệu của mình trên đó. Và từ đó, thông tin của em sẽ được lưu trữ lại giống như em đang đi trên đất hoặc bùn, em có thể nhìn thấy dấu chân của mình để lại phía sau. Điều đó có nghĩa là: Bất kỳ hành vi trực tuyến nào bạn thực hiện cũng sẽ để lại dấu vết và người khác có thể truy cập được - tùy thuộc vào cách bạn quản lý không gian trực tuyến đó. Bởi có rất nhiều cách người khác có thể truy cập được thông tin về chúng ta nên việc cân nhắc cẩn thận những gì chúng ta chia sẻ trực tuyến là điều cần thiết. Cũng như trong đời thực, em cần cảnh giác với những người lạ trên Internet. Trong cuộc sống thực, em có nhiều yếu tố hơn để đánh giá xem có nên tin tưởng người đó hay không. Tuy nhiên, điều này lại rất khó khi bạn trực tuyến. Có nghĩa là, bạn không thể chắc chắn được động cơ thực sự của họ. Ví dụ: cũng có cả những kẻ quấy rối trên mạng và những kẻ đăng các bài gây tranh cãi trên mạng xã hội và các diễn đàn.

Do vậy, để đảm bảo an toàn thông tin trên mạng Internet ta có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Đặt mật khẩu mạnh cho các tài khoản của mình: Mật khẩu mạnh là mật khẩu vừa có chữ số, chữ cái và phải có kí tự đặt biệt, ví dụ: THCSATD2604@.

- Đăng xuất tài khoản khi không sử dụng nữa

- Cài đặt chế độ xác thực 02 yếu tố đối với tài khoản facebook

- Sử dụng phần mềm bảo mật để bảo vệ thông tin số của bạn. Chẳng hạn như phần mềm Qwerty letmein phần mềm này có thể được cài trên các thiết bị như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng hay cả máy tính để bàn chúng được thiết kế để bảo vệ các thiết bị cũng như thông tin số.

2.2 Rèn luyện kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội

- Tự chủ bản thân, giao tiếp chuẩn mực, có trách nhiệm với lời nói và hành vi trên mạng xã hội

Tự chủ bản thân đòi hỏi phải có quan điểm độc lập, đúng đắn, không bị cuốn hút, đua theo các xu hướng (trend) phản giá trị chân - thiện - mỹ. Đồng thời cũng đòi chúng ta phải làm chủ công nghệ, quản trị, điều chỉnh các thông tin, cảm nghĩ của mình một cách hợp lý. Ví dụ: cần có sự cẩn trọng và trách nhiệm cao về bình luận, đánh giá con người trong việc lựa chọn like, yêu thích hoặc chia sẻ thông tin, ý kiến từ người khác. Giao tiếp chuẩn mực là giao tiếp có văn hóa, đòi hỏi chúng ta phải có các hành vi văn minh như thể hiện các lời: xin chào, xin phép, cám ơn, xin lỗi… tuyệt đối tránh các hành vi nói tục, kỳ thị, phỉ báng, vu khống người khác...

- Không ngừng học hỏi, chọn lọc, tận dụng thế mạnh và nguồn lực của MXH vào phát triển bản thân cũng như trong học tập

MXH không chỉ là một phương tiện giao tiếp, truyền thông nhanh và hiệu quả mà ở mức độ nào đó còn là nơi học hỏi, lưu giữ các thông tin, câu chuyện, kỷ niệm có giá trị. Cần phải có cách ứng xử khôn ngoan đối với MXH, không nên có thái độ kỳ thị.

- Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hóa.

- Tuân thủ những quy định của luật an ninh mạng.

Chúng ta là người có thể sáng tạo ra nội dung khi mình đăng, bình luận, chia sẽ trên mạng xã hội, cũng có thể là một thợ chụp ảnh, một nhà quay phim tạo ra video ngắn đăng tải trên mạng xã hội... Do đó, chúng ta phải có trách nhiệm khi sáng tạo và đưa ra nội dung và nên nhớ rằng việc dừng lại và suy nghĩ về những hành động mình làm trên Interne, những thông tin, bài đăng mình chia sẻ là một việc hữu ích. Sau khi suy nghĩ kĩ càng, lúc đó hãy hành động.

2.3 Biện pháp phát hiện tin giả

MXH là một sân khấu ảo, chứa đựng nhiều vấn đề phi thực tế, ngụy tạo. Khác với sách vở và báo chí, các thông tin trên MXH có thể được đưa ra từ những người có ý đồ vụ lợi, giả danh… nên thiếu căn cứ, không rõ nguồn gốc và dễ bị làm giả hoặc dàn dựng lại. Khi tham gia mạng cần chú ý về nguồn gốc của các thông tin, không phải thông tin nào trên mạng đều là đúng sự thật.

Một số biện pháp để phát hiện tin giả:

- Hãy hoài nghi về tiêu đề của bài viết: Tin giả thường có một tiêu đề thu hút chú ý, được viết bằng CHỮ IN HOA với rất nhiều DẤU CHẤM THAN!!!!

- Tiếp theo, hãy xem xét kỹ các URL (đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài nguyên trên mạng Internet)… chẳng hạn, nếu mình nhận được email từ ngân hàng của mình, email đó có thể trông rất thực và yêu cầu mình đăng nhập để kiểm tra số dư của mình...

+ Trước khi bạn làm điều đó, hãy kiểm tra kỹ đường dẫn URL.

+ Nhiều trang web tin tức giả bắt chước các nguồn tin thực bằng cách thực hiện các thay đổi nhỏ đối với URL.

+ Một URL giả mạo hoặc tương tự có thể là dấu hiệu cảnh báo về tin giả, vì vậy thay vì nhấp vào liên kết để tìm hiểu xem nó có phải giả mạo không, hãy mở một cửa sổ trình duyệt mới và truy cập trang web thực sự, sau đó so sánh URL thật với URL còn lại để quyết định.

- Hãy xem xét các bức ảnh trong câu chuyện. Những câu chuyện sai lệch thường chứa hình ảnh hoặc video bị chỉnh sửa. Đôi khi bức ảnh có thể có thật nhưng được đưa ra khỏi bối cảnh để thay đổi ý nghĩa của chúng. Mình có thể tìm kiếm hình ảnh đó để xác minh xem nó đến từ đâu.

- Hãy xem xét kỹ ngày tháng trong câu chuyện… Những câu chuyện sai lệch có thể chứa các mốc thời gian không hợp lý hoặc ngày của sự kiện đã bị thay đổi.

..............

Trên đây là một phần của tài liệu, mời các bạn tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY về tham khảo

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng Internet, mạng xã hội an toàn và lành mạnh giúp các thầy cô hướng dẫn các em tự luyện, học tốt môn Tin học. Mời các thầy cô tham khảo thêm các mẫu sáng kiến kinh nghiệm THCS khác đã được Tìm Đáp Án tổng hợp và đăng tải.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!