Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng tám, 2019

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4 sẽ là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô có thêm phương pháp dạy học hiệu quả. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn sáng kiến

Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

- Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, đón nhận chương trình thay đổi kỹ năng sống vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên trí thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin - Trí thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Khoa học - Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.

Với sáng kiến này mục đích nghiên cứu chính là tìm phư­ơng pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập làm văn. Từ đó vận dụng linh hoạt vào h­ướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập làm văn miêu tả cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

2. Nhiệm vụ của sáng kiến:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau.

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Là học sinh lớp 4 Trường TH Đạo Đức

"Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4".

4. Phạm vi nội dung nghiên cứu:

- Từ tháng 09 năm 2018 đến nay. Tôi đã áp dụng sáng kiến, "Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4".

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên dạy giỏi ở trường Tiểu học.

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giảng dạy.

- Phương pháp dạy học tích cực

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản chuyên môn .

- Phương pháp trải nghiệm thực tế.

- Phương pháp kiểm tra thường xuyên .

- Phương pháp khen thưởng và nhân rộng điển hình

+ Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc bồi dưỡng cho học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao cụ thể như sau:

- Kết cấu bài văn miêu tả cũng tuân thủ kết cấu 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả.

+ Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định.

+ Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả.

- Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong ngôn từ chính là văn. Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để biểu hiện, ngữ cần đến văn để nói nên ý nghĩa. Văn là nghệ thuật của ngôn từ, văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là nhân học, văn học là tình cảm, đạo đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người. Văn có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 68 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 38 tiết gồm các mảng kiến thức sau:

- Thế nào là miêu tả?

- Quan sát để miêu tả cho sinh động.

- Trình tự miêu tả (Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối... ).

- Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả (Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối...)

- Các kiến thức trên được cụ thể hóa thành hai loại bài. Đó là, loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.

B. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở để viết sáng kiến:

Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. Bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả (kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng… Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng. Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả cây cối cho học sinh lớp 4.” Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.

- Bản thân tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4 Tại điểm Trương Thôn Thượng Xã Đạo Đức - Quang Bình - Hà Giang.

Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một khối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa…

- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp.

Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái " hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.

- Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người.

Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngườu viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "Bịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi.

Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý… và các thể loại văn khác.

Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn.

- Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.

Muốn một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp, Chính vì vậy giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.

- Khi làm một bài văn miêu tả về con mèo chúng ta cần miêu tả:

- Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc.

Giáo viên hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn? Học sinh có thể nhận xét: bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của chú mèo sao cho sinh động hơn:

- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.

- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.

- Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo nhưng những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.

- Tập làm văn và phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc môn Tiếng Việt , vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn cần dạy tốt

Ví dụ: Khi học về câu kể Ai là gì? học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một con người, một vật:

Chích bông là con chim rất đáng yêu.

Hoa đào, hoa mai là bạn của mùa xuân.

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

- Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy muốn có bài văn hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các giờ chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ.

- Nếu như tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói hay cách nói khác là kỹ năng sản sinh văn bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu chuyện.

Tóm lại các phân môn của Tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương pháp riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt Tập làm văn học sinh cần học tốt các phân môn còn lại.

- Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài.

Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu Hút người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà người trình bày. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một đoạn văn mở bài và kết bài là rất cần thiết.

- Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo cách nào để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng những câu thơ, những câu hát,…nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan man, xa đề, không rườm ra. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi hoặc cá nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn nhận xét. Chẳng hạn với bài tả con mèo, một học sinh mở bài:''Hè vừa rồi, mẹ em đi chợ mua được một con mèo tam thể. Chú ta là thành viên thứ năm của gia đình em, nay đã được bốn tháng."

- Giáo viên nêu câu hỏi: Đây là cách vào bài nào? (trực tiếp)

- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nêu cách mở bài khác sinh động hơn: "Nhà em đã từ lâu không có một chú chuột nào dám bén mảng tới vì có một chú lính gác cừ khôi, đó chính là chú Mướp. Mướp ta đã được một năm tuổi, nó thật hiền dịu nhưng cũng thật tinh nhanh, nó như người bạn thân của em."

Hay với đề bài miêu tả cây đa cổ thụ nơi làng quê, học sinh mở bài như sau:

"Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ nó dễ phải bằng trăm năm tuổi. Cả làng gọi đó là cây đa ông Đài , vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là ai, sống và chết từ bao giờ thì cả làng không ai nhớ cả." Học sinh khác lại viết:"Từ bến đò phía xa em đã nhìn thấy làng em. Phải qua một cánh đồng bao la, một con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã nhìn thấy làng quê yêu dấu: Cây đa cổ thụ in bóng xanh thẫm trên bầu trời. Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây đa làng quê đang giơ tay vẫy chào, đón đợi."

Từ các cách mở bài khác nhau các em nhận xét và tìm ra ý đúng, ý hay để mở bài một cách hợp lý nhất.

- Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết luận khô cứng, gò bó, thiếu tính chân thực. Chủ yếu các em thường làm kết bài không mở rộng, kết bài như vậy không sai nhưng chưa hay, chưa hấp dẫn người đọc. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải gợi ý để học sinh biết cách làm phần kết bài có mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi mở, sau đó cho các em nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có được những kết bài hay.

"Cây gạo có thể sống đến nghìn năm. Nó là nhân chứng thầm lặng của dòng đời. Cô giáo em nói thế. Đi học về, đứng trên bên đò, hoặc đi xa về, ngắm nhìn ba cây gạo, em thấy lòng bồn chồn xôn xao. Cây gạo là hồn quê, là tình quê vơi đầy."

Kết quả bài kiểm tra phân môn tập làm văn cuối năm học: 2017-2018 như sau:

Sĩ số

Năm học

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

23

2017 - 2018

SL

%

SL

%

SL

%

8

34,78

15

65,22

00

00

2. Thực trạng vẫn đề cần giải quyết

- Văn chương không phải là sợ đúng, sai với làm văn đúng thôi chưa đủ phải thấm đượm cảm xúc của người viết. Song tình cảm không phải thứ gò ép bắt buộc, tình cảm ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay trong tiết trả bài nữa.

- Chuẩn bị kỹ càng phần củng cố bài trong các tiết tập làm văn:

Củng cố bài là phần chiếm không nhiều thời gian trong cả tiết học nhưng lại là lúc giáo viên tóm tắt toàn bộ nội dung kiến thức của bài và mở ra hướng kiến thức mới cho tiết học sau, vì vậy cần chú ý ở phần củng cố bài hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của các em.

- Như trên đã nói, cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của các em nên ở phần củng cố bài, giáo viên không nên đưa ra những bài văn mẫu hoàn chỉnh làm các em bắt trước, sao chép, dễ tạo cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná như nhau mà nên đưa ra những đoạn văn miêu tả những tác giả khác nhau. Cùng trong một tiết học, có thể đưa ra nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết chắt lọc, tìm tòi những chi tiết đặc sắc, học tập được các câu, các từ hay, cách diễn đạt hợp lý cho bài làm của mình.

- Khi đưa ra các đoạn văn mẫu cần phải phân tích, đánh giá để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, giúp học sinh nhận rõ nội dung miêu tả, sự khác biệt trong miêu tả và nét đặc sắc trong bài văn.

- Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài:

Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến việc nghiêm túc đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch đó và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kết quả bỏ qua bất cứ khâu nào trong các khâu trên, nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá: có kiểm tra đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã thực hiện, để điều chỉnh cho những việc tiếp theo.

- Dạy tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực hành ấy cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng "kiểm tra, đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình giúp học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại khái, càng không thể bớt xén thời lượng.

- Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã

hướng dẫn, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi thống kê khi chấm bài và nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó, giáo viên trả bài và có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em trao đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu hoặc giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của mình cho đạt yêu cầu. Sau những trao đổi như vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh được những lỗi không đáng có trong thực hành viết văn và trong cả giao tiếp hàng ngày.

- Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học góp phần làm nên 50% sự thành công trong dạy học:

- Trong bất kỳ hoạt động nào việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng, chuẩn bị cũng chính là kế hoạch cho công việc mình định làm, đó là việc làm đầu tiên, tất yếu của mỗi hoạt động. Soạn bài là việc làm đầu tiên, tất yếu của người giáo viên, Bài soạn chính là bản kế hoạch của giờ lên lớp, ngày nay được gọi là kế hoạch bài học.

- Để có được kế hoạch bài học cụ thể, rõ ràng có chất lượng, có tác dụng thiết thực, đem lại hiệu quả cao, người giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực, phẩm chất của mình như năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học sinh, năng lực ngôn ngữ…lòng yêu nghề, niềm tin sự nhiệt tình và lòng đam mê nghề nghiệp. Giáo án có chất lượng phải chuyển hoá được những kiến thức của sách vở đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tức là giáo án được thực hiện hoá qua bài giảng trên lớp chứ không thể là giấy vô tri, vô giác chỉ để giám hiệu ký duyệt cho "đủ thủ tục"

- Mỗi giáo viên cần nhận xét sâu sắc tầm quan trọng của việc chuẩn bị kế hoạch bài học trước khi lên lớp, kế hoạch ấy có thể được ghi chép lại cẩn thận trong giáo án, cũng có thể là tự suy nghĩ sắp xếp trong trí óc miễn là nó phải được thực hiện một cách nghiêm túc và hết sức tự giác. Có kế hoạch bài giảng chu đáo tức là giáo viên đã chuẩn bị tốt mọi nội dung thực hiện trên lớp, từ tiết lý thuyết đến các tiết thực hành xây dựng đoạn văn và tiết trả bài, từ phần kiểm tra bài cũ đến phần củng cố bài học. Như vậy giáo viên có thể thực hiện được bảy biện pháp trên một cách dễ dàng và chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng cao.

3. Các giai pháp biện pháp thực hiện.

1- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp: Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

2- Với đặc tr­ưng của môn “Tập làm văn” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh tr­ường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài “Tập làm văn” cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu và đi sâu vào một số vấn đề sau:

1. Nắm vững kiến thức cần ghi nhớ ở mỗi bài.

2. Nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy.

3. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh.

4. Cung cấp một số mẹo để học sinh dễ nhớ bài.

5. Thiết kế trò chơi để củng cố bài và gây hứng thú học tập cho học sinh.

6. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng chuẩn KTKN của môn học. Còn đối với học sinh, trư­ớc hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các b­ước sau:

1. Đọc thật kỹ đề bài.

2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm.

3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần l­ợt từng yêu cầu của đề bài.

4. Kiểm tra đánh giá.

Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đ­ề ra từng b­ước h­ướng dẫn các phư­ơng pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài “Tập làm văn”. Muốn học sinh làm bài một cách có hiệu quả, tr­ước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là b­ước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.

Mỗi dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với các hình thức đó là ph­ương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.

Muốn làm đ­ược việc đó tr­ước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội dung các chủ điểm mà phân môn “Tập làm văn” cần cung cấp.

Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm chân thật trong bài Tập làm văn.

4. Hiệu quả sáng kiến

- Dạy như sách đã khó nhưng dạy để sách trở thành vốn tri thức phát triển của học sinh lại càng khó hơn. Với tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào bài dạy, thầy trò phải cùng đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hoà chung tình cảm để cùng tìm hiểu về cảm nhận với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, về nội dung, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, mục tiêu, ý nghĩa giáo dục, khả năng, trình độ của học sinh. Phải tìm tòi, nghiên cứu để có được những câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ học sinh, chuẩn bị cả những từ, những câu văn thích hợp để sửa sai hoặc để làm mẫu cho học sinh. Nó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, hiệu quả cao. Nếu không có những sáng tạo mới trong dạy tập làm văn nhất là văn miêu tả thì giờ dạy văn miêu tả chỉ là sự liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, giờ học sẽ gượng ép, gò bó, thiếu tâm hồn văn học.

* Kết quả bài kiểm tra phân môn tập làm văn cuối học kì I năm học: 2018-2019 như sau:

Sĩ số

Năm học

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

20

2018 - 2018

SL

%

SL

%

SL

%

15

75

5

25

00

00

- Dự kiến chỉ tiêu và chất lượng bài kiểm tra phân môn tập làm văn cuối năm học 2018 - 2019 như sau:

Sĩ số

Năm học

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

20

2018 - 2019

SL

%

SL

%

SL

%

17

75

3

15

00

00

C. Phần kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

- Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong muốn. Với việc dạy tập làm văn, nhất là văn miêu tả 4 thì việc làm này càng cần thiết hơn bởi việc dạy tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 4 tuy đã gần cuối cấp tiểu học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ "tập", nội dung chương trình lại hoàn toàn mới, năm thứ 3 được thực hiện nên còn nhiều bỡ ngỡ cả về thày và trò.

- Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương mà khả năng ấy phải được bồi đáp dần qua năm tháng, qua trang sách và những

bài giảng hàng ngày của thày cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính mỗi giáo viên phải định hướng, gợi mở cho các em phương pháp học tập như những cây non được ươm trồng cần bàn tay con người chăm sóc, vun xới thì nó sẽ trở nên tươi tốt. Với học sinh lớp 4, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được những dòng văn hay mà văn hay là kết quả của một quá trình rèn luyện

liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có được ở những học trò lơi là đèn sách. Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu và cung cấp cho cac em những đoạn văn mẫu…giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết và từ đó học tập vận dụng vào bài làm của mình. sinh, giúp học sinh điều chỉnh những sai sót mắc phải trong bài viết để bài viết sau sẽ hoàn chỉnh hơn, hấp dẫn hơn..

2. Kiến nghị.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng việt nói chung và phân môn môn tập làm văn nói riêng cần rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi mạnh dạn xin có một số đề xuất sau đây:

Đối với sở giáo dục và Phòng giáo dục:

- Hàng năm cần tổ chức các lớp học bồi dưỡng thường xuyên để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Đối với nhà trường:

- Tăng cường đầu tư nhiều loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ để giáo viên có điều kiện nghiên cứu học tập chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.

- Duy trì và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng và hiệu quả cao.

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4, mời các bạn tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học khác.

19 Tháng tám, 2019

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!