Giáo án Toán lớp 4 bài 149: Thực hành

Admin
Admin 29 Tháng tư, 2018

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 149: Thực hành bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 147: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ

Giáo án Toán lớp 4 bài 148: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ

Giáo án Toán lớp 4 bài 150: Thực hành

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Biết cách đo độ dài 1 đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa 2 cây, 2 cột ở sân trường.
  • Biết vẽ 1 đoạn thẳng theo độ dài cho trước (không quá lớn).
  • Rèn kĩ năng đo và vẽ độ dài giữa 2 điểm.
  • Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

  • HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu.
  • GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.KTBC:

3.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

-Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.

-Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.

b) Hướng dẫn thực hành tại lớp

* Đo đoạn thẳng trên mặt đất

-Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.

-Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.

-Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B?

-Kết luận cách đo đúng như SGK:

+Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.

+Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.

+Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.

-GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.

* Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất

-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:

+Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.

+Cách gióng các cọc tiêu như sau:

­ Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.

­ Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:

Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.

Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.

c) Thực hành ngoài lớp học

-Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.

-Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.

-Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu HS chưa đóng được thì GV cùng HS đóng lại.

d) Báo cáo kết quả thực hành

-Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.

4.Củng cố:

-GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.

5. Dặn dò:

-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.

-HS lắng nghe.

-Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình.

-HS tiếp nhận vấn đề.

-Phát biểu ý kiến trước lớp.

-Nghe giảng.

-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.

-HS nhận phiếu.

-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!