Giáo án Toán lớp 3 bài 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Toán lớp 3

Giáo án Toán lớp 3 bài 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 3 bài 105: Tháng - Năm

Giáo án Toán lớp 3 bài 106: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 3 bài 108: Ôn tập về phép nhân và phép chia

I. Mục tiêu:

  • Có biểu tượng về hình tròn. Biết dược tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
  • Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm, và bán kính cho trước.
  • Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II/ Chuẩn bị:

Một số mô hình về hình tròn như: mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.

III/ Hoạt động day – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Bài cũ:

- KT 2HS về cách xem lịch.

- Nhận xet ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Khai thác :

* Giới thiệu hình tròn:

- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.

- Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM và đường kính AB.

A O B

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độ dài đoạn thẳng OB.

+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB?

+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB?

- GV kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Độ dài đường kính AB gấp 2 lần độ dài bán kính.

- Gọi HS nhắc lại kết luận trên.

* Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn

- Cho học sinh quan sát com pa.

+ Compa được dùng để làm gì?

- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.

- Cho HS vẽ nháp.

c) Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS vẽ vào vở.

- Theo dõi uốn nắn cho các em.

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét đánh giá bài làm HS.

d) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Về nhà học tập vẽ hình tròn.

- Hai học sinh lên bảng chữa bài số 4.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn.

- Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như: mặt trăng rằm, miệng li …

- Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được: Tâm hình tròn là điểm nằm giữa hình tròn, bán kính là đoạn thẳng nối tâm với 1 điểm trên hình tròn, đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm nối hai điểm trên hình tròn

+ Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Gấp 2 lần độ dài bán kính.

- Nhắc lại KL.

- Quan sát để biết về cấu tạo của com pa.

- Com pa dùng để vẽ hình tròn.

- Theo dõi.

- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa.

- Một em đọc đề bài 1.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- 2HS nêu kết quả, lớp theo dõi bổ sung.

+ Đường kính MN, PQ còn các đoạn OM, ON, OP, OQ là bán kính.

+ Đường kính: AB còn CD không phải là đường kính vì không đi qua tâm O.

- Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm và đường tròn tâm I, bán kính 3cm.

- HS vẽ vào vở.

- 1HS nêu cầu BT.

- Cả lớp tự vẽ bán kính OM, đường kính CD vào hình tròn tâm O cho trước, rồi trả lời BTb.

+ Hai đầu sai.

+ Hai câu cuối đúng.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!