Giáo án Tin học 9 bài 8: Bài trình chiếu (Tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 9 bài 8

Giáo án Tin học 9 bài 8: Bài trình chiếu (Tiếp theo) là mẫu giáo án lớp 9 chất lượng tham khảo giúp học sinh nắm bắt bài học Tin học nhanh chóng, giáo viên có mẫu giáo án điện tử Tin học 9 để biên soạn bài giảng hay, sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức, thực hành ứng dụng nhanh chóng các bài đã học.

Tuần: 15

Tiết: 30

BÀI 8: BÀI TRÌNH CHIẾU (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được các mẫu nội dung trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu, cũng như tác dụng của nó.
  • Biết nhập văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.

2. Kĩ năng: Nhận biết được mục đích sử dụng và một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:……………………………………………………………………………

9A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài học.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (43’) Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu.

+ GV: Cho HS quan sát một số ví dụ về các trang chiếu.

+ GV: Từ các ví dụ của GV đưa ra yêu cầu HS trả lời các dạng thông tin trên trang chiếu có trong ví dụ là gì?

+ GV: Các thông tin trên trang chiếu được trình bày có theo một bố cục xác định hay không?

+ GV: Theo em thông tin nào chứa đựng nhiều thông tin nhất.

+ GV: Đặt vấn đề về cách tạo nội dung văn bản cho trang chiếu.

+ GV: Yêu cầu HS đọc tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK.

+ GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trình bày các nội dung theo các yêu cầu sau đây của bài.

+ GV: Khi khởi động phần mềm trình chiếu ta nhìn thấy cái gì

+ GV: Trên trang chiếu được khởi động thường có đặc điểm gì?

+ GV: Trong các loại đối tượng trên trang chiếu, dạng thông tin nào quan trọng và nhất thiết phải có?

+ GV: Đối với các trang chiếu áp dụng theo mẫu thường có cái gì?

+ GV: Vậy theo em khung văn bản có chức năng công dụng như thế nào?

+ GV: Hai mẫu khung văn bản thường được áp dụng bố trí các trang chiếu có dạng như thế nào?

+ GV: Để nhập nội dung vào một khung văn bản ta phải làm sao?

+ GV: Quan sát quá trình thực hiện thảo luận nhóm, giúp đỡ nếu các nhóm cần.

+ GV: Giúp đỡ hướng dẫn HS thực hiện các câu hỏi khó.

+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình thực hiện trước lớp.

+ GV: Yêu cầu các nhóm khác chú ý lắng nghe, quan sát nhận xét cho các nhóm trình bày.

+ GV: Yêu cầu đại diện các nhóm bổ xung ý kiến thiếu sót của các nhóm đã trình bày.

+ GV: Nhận xét, hướng dẫn các lỗi sai các mắc phải.

+ GV: Cho HS thực hiện nhập nội dung văn bản vào các khung văn bản để các em nhận biết.

+ GV: Quan sát hướng dẫn sửa sai cho các em trong quá trình thực hiện.

+ HS: Chú ý quan sát các ví dụ của GV đưa ra.

+ HS: Các dạng thông tin có trên trang chiếu là:

- Dạng văn bản.

- Dạng hình ảnh.

- Dạng âm thanh.

- Đoạn phim.

+ HS: Các thông tin trên trang chiếu được trình bày theo một bố cục nhất định.

+ HS: Trả lời theo sự hiểu biết của các em.

+ HS: Chú ý lắng nghe tiếp thu nội dung bài học.

+ HS: Đọc tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK/84.

+ HS: Thực hiện thảo luận theo nhóm trình bày các nội dung theo yêu cầu của GV đưa ra.

+ HS: Khi khởi động phần mềm trình chiếu, một trang chiếu mới được tạo và được hiển thị.

+ HS: Trang chiếu có thể bố trí nội dung theo mẫu nào đó hoặc là trang chiếu trống.

+ HS: Thông tin dạng văn bản, nhất thiết phải có trên trang chiếu.

+ HS: Thường có các khung với đường biên kẻ chấm mờ. Ta gọi là các khung văn bản.

+ HS: Chúng được dùng để chứa nội dung dạng văn bản và chỉ có thể nhập văn bản vào các khung này.

+ HS: Khung tiêu đề trang, chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu và khung nội dung được định dạng sẵn để nhập văn bản

+ HS: Nháy chuột trên khung đó, sau đó sử dụng bàn phím để gõ văn bản. Kết thúc bằng Enter.

+ HS: Thực hiện thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Các nhóm trình bày các nội dung theo hướng dẫn.

+ HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo đúng nội dung yêu cầu.

+ HS: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và đóng góp ý kiến cho nhóm bạn.

+ HS: Đại diện các nhóm trình bày bổ xung các thiếu sót mà nhóm bạn đã trình bày.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Thực hành thao tác dưới máy tính cá nhân.

+ HS: Thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.

3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu.

- Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là văn bản.

- Khung văn bản là các khung với đường biên kẻ chấm mờ.

+ Khung tiêu đề trang, chứa văn bản làm tiêu đề trang.

+ Khung nội dung: được định dạng sẵn để nhập văn bản dạng liệt kê làm nội dung chi tiết của trang chiếu.

- Các thao tác như: chỉnh sửa, sao chép, … giống như soạn thảo văn bản.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học thuộc phần đã học. Ôn tập các kiến thức đã được học.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

....................................................................................................................................................................

14 Tháng một, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm