Giáo án Tin học 8 bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 03 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8 bài 4

Giáo án Tin học 8 bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiếp theo) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần: 9

Tiết: 17

BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được khái niệm biến, hằng.
  • Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng.
  • Biết vai trò của biến trong lập trình.
  • Hiểu lệnh gán.

2. Kĩ năng:

  • Khai báo hằng.
  • Viết lệnh gán.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức có tinh thần học tập tự giác, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Biến là gì?

Câu 2: Khai báo biến gồm những phần nào? Cho ví dụ?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu cách sử dụng biến trong chương trình

+ GV: Yêu cầu HS đọc tìm hiểu thông tin trong SGK.

Sử dụng biến trong chương trình.

+ GV: Yêu cầu HS nêu ra một số ví dụ về khai báo biến.

+ GV: Biến được khai báo được sử dụng ở đâu?

+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa cách dùng biến trong chương trình cho HS quan sát.

+ GV: Từ ví dụ trên em hãy nêu các thao tác có thể thực hiện với các biến?

+ GV: Yêu cầu một HS trả lời các bạn khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ GV: Đưa ra ví dụ về trường hợp kiểu dữ liệu của giá trị với kiểu dữ liệu của biến không trùng nhau, yêu cầu HS nhận xét.

+ GV: Từ ví dụ trên em hãy giải thích lí do vì sao lại có lỗi khi không cùng kiểu dữ liệu.

+ GV: Khai báo biến để lưu tuổi của một người? Giải thích tại sao lại chọn kiểu dữ liệu đó?

+ GV: Khai báo biến để lưu chiều cao của một bạn? Giải thích tại sao lại chọn kiểu dữ liệu đó?

+ GV: Giải thích cách sử dụng biến trong một đoạn chương trình.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về gán giá trị cho biến.

+ GV: Qua tìm hiểu các ví dụ em hay cho biết câu lệnh gán có dạng như thế nào.

+ GV: Giới thiệu cho HS về kí hiệu phép gán trong Pascal.

+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa.

+ HS: Đọc tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK.

+ HS: Var m, n: Integer;

S: Real;

+ HS: Sau khi khai báo có thể sử dụng các biến trong chương trình.

+ HS: Quan sát ví dụ do GV đưa ra, lắng nghe và tìm hiểu cách sử dụng biến.

+ HS:

- Gán giá trị cho biến.

- Tính toán với giá trị của biến.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, lưu ý phần này, nhận xét bổ xung cho bạn.

+ HS: Khi chạy chương trình sẽ báo lỗi. Nếu biến kiểu nguyên thì chỉ có thể được gán giá trị nguyên.

+ HS: Giải thích được việc lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp, dựa trên nội dung bài cũ về phạm vi giá trị.

+ HS: Var T: Integer; Tuổi của một người không có phân thập phân. Tiết kiệm bộ nhớ.

+ HS: Var chieucao: Real; Chiều cao của một người có phần thập phân. Phù hợp với dữ liệu.

+ HS: Quan sát, lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Chú ý lắng nghe nắm bắt nội dung bài học.

+ HS: Tên biến ← Biểu thức cần gán giá trị cho biến.

+ HS: Ngươi ta kí hiệu phép gán là dấu kép :=.

+ HS: Quan sát nhận biết.

3. Sử dụng biến trong chương trình.

- Các thao tác có thể thực hiện với biến là:

+ Gán giá trị cho biến.

+ Tính toán với giá trị của biến.

VD:

- x:=12: biến x nhận giá trị 12.

- i:=i+5: biến i nhận được giá trị hiện tại của i và cộng thêm 5 đơn vị.

Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu về hằng.

+ GV: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, thì ngôn ngữ lập trình còn có các công cụ khác nào nữa không?

+ GV: Hướng dẫn cho HS biết khái niệm hằng trong Pascal.

+ GV: Phân biệt cho HS nhận thấy sự khác biệt giữa cách khai báo, và sử dụng của biến và hằng.

+ GV: Giải thích cho HS rõ đâu là từ khóa để khai báo hằng.

+ GV: Các hằng được gán với giá trị như thế nào?

+ GV: Đưa ra ví dụ về khai báo hằng về số pi.

+ GV: Giải thích cho HS.

+ GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ khác.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, thì ngôn ngữ lập trình còn có các công cụ khác là hằng.

+ HS: Chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Nghiên cứu SGK và phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng.

+ HS: Quan sát bảng, lắng nghe tìm hiểu thêm thông tin SGK.

+ HS: Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo.

+ HS: Quan sát chú ý về ví dụ khai báo hằng về số pi.

+ HS: Chú ý lắng nghe.

+ HS: Const a = 4;

b = 10.

+ HS: Ghi nhớ kiến thức.

4. Hằng.

- Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

- Muốn sử dụng hằng, ta cũng cần khai báo tên hằng, tuy nhiên hằng phải được gán giá trị ngay sau khi khai báo.

VD: const pi = 3.14;

Bankinh = 2;

- Const: là từ khóa để khai báo.

Pi, bankinh là các hằng được gán các giá trị tương ứng.

4. Củng cố: (4’)

  • Sử dụng biến trong chương trình và khai báo hằng.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài xem trước nội dung bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.................................................................................................................................................................

03 Tháng một, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm