Giáo án Tin học 8 bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Giáo án Tin học 8 bài 2
Giáo án Tin học 8 bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn.
Giáo án Tin học 8 bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
Giáo án Tin học 8 bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiếp theo)
Tuần: 1
Tiết: 2
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
2. Kĩ năng: Phát hiện vấn đề.
3. Thái độ: Học tập đúng đắn, rèn luyện tính cẩn thận, quan sát suy nghĩ kỹ càng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu 1: Chương trình máy tính là gì? Thế nào là ngôn ngữ lập trình?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (16’) Tìm hiểu ví dụ về chương trình. |
||
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 1. + GV: Nêu ví dụ minh họa về một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình. + GV: Trình bày ví dụ giải thích các lệnh trong chương trình cho các em nắm bắt. Program CT_Dau_tien; Uses crt; Begin
Writeln(‘chao cac ban’);
End. + GV: Yêu cầu HS nhận xét về ví dụ trên về số dòng lệnh, mỗi dòng lệnh được tạo ra như thế nào.
+ GV: Đưa ra một số chương trình nhiều dòng lệnh khác nhau yêu cầu học sinh so sánh. + GV: Giải thích cho HS nắm bắt được tại sao lại có nhiều dòng lệnh như vậy để các em nắm bắt. + GV: Đưa ra một số ví dụ các chương trình để các em hình dung. + GV: Giới thiệu các thành phần trong chương trình. + GV: Nhận xét chốt nội dung. |
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK. + HS: Quan sát ví dụ. Chú ý lắng nghe và tìm hiểu về ví dụ mà GV đưa ra. + HS: Chú ý quan sát theo hướng dẫn của GV tìm hiểu nội dung bài học. - Lệnh khai báo tên chương trình. - Lệnh khai báo thư viện. - Từ khóa bắt đầu thân chương trình. - Lệnh in ra màn hình dòng chữ “chao cac ban”. - Từ khóa kết thúc chương trình. + HS: Chương trình GV đưa ra chỉ có 5 dòng lệnh. Mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái. + HS: Quan sát chương trình của GV đưa ra và trình bày chương trình sau có nhiều dòng lệnh hơn. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe hiểu nội dung GV truyền đạt.
+ HS: Quan sát và hiểu mục đích của ngôn ngữ lập trình. + HS: Tập trung chú ý nghe giảng, nhận biết các thành phần. + HS: Thực hiện ghi bài. |
1. Ví dụ về chương trình. Program CT_Dau_tien; Uses Crt; Begin Writeln(‘Chao cac ban’); End.
|
Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì. |
||
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 2. + GV: Vậy theo em ngôn ngữ lập trình được tạo thành như thế nào?
+ GV: Qua nội dung trên yêu cầu HS trình bày các đặc trưng của ngôn ngữ lập trình. + GV: Theo em bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm những gì?
+ GV: Mỗi câu lệnh trong chương trình được viết như thế nào? + G: Vậy quy tắc viết câu lệnh được hiểu là gì?
+ GV: Nếu câu lệnh viết sai quy tắc thì chương trình dịch sẽ thực hiện điều gì? + GV: Mỗi câu lệnh có những ý nghĩa như thế nào?
+ GV: Mỗi câu lệnh có ý nghĩa như thế nào?
+ GV: Yêu cầu HS nhận xét và tóm tắt cơ bản về ngôn ngữ lập trình. + GV: Cho một số HS nhắc lại nội dung tóm tắt. + GV: Nhận xét hướng dẫn giải thích tóm tắt lại cho HS nắm chắc nội dung bài học. + GV: Nhận xét chốt nội dung. |
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK. + HS: Các câu lệnh được viết từ những kí tự và tập hợp các kí tự tạo thành bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình. + HS: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng. Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái của bảng chữ cái đó. + HS: Thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,…), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,… + HS: Mỗi câu lệnh trong chương trình được viết theo một quy tắc nhất định. + HS: Các quy tắc này quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng. + HS: Chương trình dịch sẽ nhận biết và thông báo lỗi cho người viết chương trình. + HS: Ý nghĩa của câu lệnh xác định thao các thao tác mà máy tính cần thực hiện. + HS: Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa riêng xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện. + HS: Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, các bố trí các câu lệnh,… sao cho có thể tạo thành mộ chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. + HS: Thực hiện ghi bài. |
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, các bố trí các câu lệnh,… sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
|
4. Củng cố: (4’)
- Ngôn ngữ lập trình gồm những gì.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem lại bài đã học. Xem phần tiếp theo của bài học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................