Giáo án Tin học 7 bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (Tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 21 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 7 bài 4

Giáo án Tin học 7 bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (Tiếp theo) được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Tuần: 11

Tiết: 21

BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

2. Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

3. Thái độ: Thái độ học tập tích cực, chủ động trong học tập, tinh thần tự giác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Trình bày cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (33’) Một số hàm trong chương trình bảng tính.

* Hàm tính tổng:

+ GV: Giới thiệu về hàm tình tổng

- Cú pháp:

=SUM(a,b,c…)

- Trong đó: Các biến a, b, c … được đặt cách nhau bởi dấy phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.

- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.

Ví dụ 1: Tính tổng của ba số 10, 34, 25 và cho biết kết quả.

Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 8, B8 chứa số 17. Tính tổng?

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện nhập =SUM(A2,B8,125) cho biết kết quả và nhận xét.

Ví dụ 3: GV thao tác thực hiện tính =SUM(A1,B3,C1:C10) và yêu cầu HS cho nhận xét.

+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm SUM qua các ví dụ.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.

+ GV: Nhận xét sửa sai cho HS.

* Hàm trung bình cộng.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu.

- Cú pháp:

=AVERAGE(a,b,c…)

+ GV: Theo em chức năng của hàm AVERAGE là gì?

+ GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.

+ GV: Hàm AVERAGE có thể sử dụng kết hợp các số và địa chỉ được không?

+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm AVERAGE qua các ví dụ.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.

* Hàm xác định giá trị lớn nhất.

+ GV: Hướng dẫn tìm hiểu hàm.

+ GV: Giáo viên đưa ra ví dụ:

=MAX(45, 56, 65, 24).

+ GV: Cú pháp thực hiện?

+ GV: Theo em chức năng của hàm là gì?

+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm MAX qua các ví dụ.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.

* Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.

+ GV: Hướng dẫn tìm hiểu hàm.

+ GV: Đưa ra ví dụ minh họa.

+ GV: Cú pháp:

=MIN(a, b, c...);

+ GV: Theo em chức năng của hàm là gì?

+ GV: Yêu cầu HS tìm một số ví dụ minh họa.

+ GV: Cho HS luyện tập sử dụng hàm MAX qua các ví dụ.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em trong quá trình thực hiện.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.

+ HS: Học sinh chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Một số em nhắc lại cú pháp và cách sử dụng và chức năng của hàm tính tổng.

+ HS: Các bạn khác chú ý lắng nghe nhận xét kết quả trả lời của bạn, bổ sung thiếu sót.

+ HS: =SUM(10,34,25); kết quả là 69.

+ HS: =SUM(A2,B8); kết quả là 25.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu kết quả đạt được là 150. Kết quả này cho thấy các biến số và địa chỉ ô tính có thể dùng kết hợp.

+ HS: Hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức tính.

+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.

+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.

+ HS: Sửa các lỗi các em gặp.

+ HS: Trả lời theo yêu cầu:

+ HS: Tập trung quan sát và nhận biết cú pháp thực hiện.

+ HS: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.

+ HS =AVERAGE(A1,A5);

=AVERAGE(A1,A5,5);

+ HS: Tương tự như hàm SUM hàm AVERAGE cũng thực hiện được sự kết hợp này.

+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.

+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.

+ HS: Tập trung quan sát.

+ HS: Tìm hiểu ví dụ của GV đưa ra nhận biết và rút ra kết luận.

+ HS: =MAX(a,b,c…). a, b, c,… là các số hay địa chỉ của các ô tính.

+ HS: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.

+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.

+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.

+ HS: Chú ý lắng nghe.

+ HS: Chú ý, quan sát à rút ra cú pháp thực hiện.

+ HS: Cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.

+ HS: =MIN(47,5,64,4,13,56)

= MIN(B1:B4,B6,10).

+ HS: Thực hiện trên máy tính theo từng cá nhân.

+ HS: Thao tác theo mẫu của GV, thực hiện trình tự các bước.

+ HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

3. Một số hàm thông dụng:

a) Hàm tính tổng:

- Cú pháp:

SUM(a,b,c…)

- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.

b) Hàm tính trung bình cộng:

- Cú pháp:

AVERAGE(a,b,c…)

- Chức năng: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.

c) Hàm xác định giá trị lớn nhất:

- Cú pháp:

MAX(a,b,c…);

- Chức năng: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.

d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:

- Cú pháp:

MIN(a,b,c...);

- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.

4. Củng cố: (5’)

  • Củng cố các hàm đã học thông qua các bài tập.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài. Xem trước nội dung của bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.......................................................................................................................................................

21 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!