Giáo án Tiếng việt 4 tuần 32: Ngắm trăng - Không đề

Admin
Admin 28 Tháng sáu, 2019

Giáo án Ngắm trăng - Không đề

Giáo án Tiếng việt 4 tuần 32: Tập đọc - Ngắm trăng - Không đề được biên soạn chi tiết giúp các em dễ dàng hiểu được có cách đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ, đọc đúng nhịp thơ. Đồng thời, biết đọc diễn cảm hai bài thơ giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Tập đọc (Tiết 64)

NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ.

Ngày dạy: Thứ........., ngày..... tháng..... năm 201...

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.

- Hiểu nội dung bài: Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ (trả lời được các câu hỏi sgk, thuộc 1 trong 2 bài thơ)

2. Kĩ năng: Hiểu nghĩa các từ ngữ: hững hờ (Ngắm trăng); Không đề, bương (Không đề) ...

3. Thái độ: GD học sinh không nản chí trước khó khăn.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng đọc bài "Vương quốc vắng nụ cười" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Giảng bài

Bài "Ngắm Trăng"

- Gọi 1HS đọc toàn bài

- Gọi HS đọc bµi (3 lần)

- Luyện phát âm, kết hợp nêu chú giải

- HS luyện đọc nhóm đôi

- GV đọc mẫu

* Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc bài thơ đầu và trả lời câu hỏi.

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

- GV: nói thêm nhà tù này là của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.

- Hình ảnh nào cho biết tính cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng

+ Em hiểu "nhòm" có nghĩa là gì?

- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?

- Ghi nội dung của bài.

* Đọc diễn cảm - HTL bài thơ:

- Yêu cầu 1HS đọc

+ Yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm

* Luyện đọc: Bài "Không đề "

- GV hướng dẫn tương tự bài trên.

* Tìm hiểu bài:

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó?

- Hình ảnh nào cho biết lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ?

+ Em hiểu "bương " có nghĩa là gì?

GV: Qua lời tả của Bác, cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời.

- Ghi nội dung của bài.

* Đọc diễn cảm - HTL bài thơ:

- HS đọc, nêu cách đọc

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng tại lớp (thuộc 1 trong 2 bài trong thơ)

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

3. Củng cố – dặn dò:

- Hai bài thơ giúp em hiểu được điều gì về tính cách của Bác Hồ?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Vương quốc vắng nụ cười

(TT) – đọc và trả lời câu hỏi sgk

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, nhận xét.

+ Lắng nghe.

- HS đọc to, lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc

- HS đọc theo nhóm

+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.

+ Lắng nghe.

- " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ."

- Là ý nói được nhân hoá như trăng biết nhìn, biết ngó.

+ HS phát biểu theo ý thích:

- Em thấy Bác Hồ là người không sợ gian khổ, khó khăn.

- Bác Hồ là người coi thường gian khổ luôn sống lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên

* Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống cho dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

Cả lớp theo dõi tìm cách đọc

-HS đọc diễn cảm cả bài.

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp rất gian khổ.

- Những từ ngữ cho biết điều đó: đường sâu, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn)

- "Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau .

- Là loại cây thuộc họ với tre trúc, có nhiều đốt thẳng dùng để chứa nước.

+ Lắng nghe.

* Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, phong thái ung dung của Bác cho dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

- HS đọc

- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc

- 3 HS đọc diễn cảm

- HS thi đọc – nhận xét

- HS trả lời

Giáo án Tiếng Việt 4 phần Tập đọc: Ngắm trăng - Không đề soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 4 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm