Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 26

Admin
Admin 23 Tháng mười hai, 2019

Giáo án tiếng Việt lớp 1

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 26 là tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo được biên soạn rất chi tiết và mạch lạc, giúp cho thầy cô soạn giáo án lớp 1 nhanh hơn và chất lượng hơn.

BÀI 4: BÀN TAY MẸ

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng …

- Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu câu.

- Ôn các vần an, at; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần an và at.

- Hiểu từ ngữ trong bài. Rám nắng, xương xương. Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơm mẹ của bạn.

- Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Kiểm tra nhãn vở của lớp tự làm, chấm điểm một số nhãn vở. Yêu cầu học sinh đọc nội dung nhãn vở của mình.

Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Yêu nhất: (ât (âc), nấu cơm.

Rám nắng: (r (d, ăng (ăn)

Xương xương: (x (s)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Giảng từ: Rắm nắng: Da bị nắng làm cho đen lại. Xương xương: Bàn tay gầy.

+ Luyện đọc câu:

Bài này có mấy câu? gọi nêu câu.

Khi đọc hết câu ta phải làm gì?

Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.

+ Luyện đọc đoạn:

Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

Đọc cả bài.

Luyện tập:

v Ôn các vần an, at.

Giáo viên treo bảng yêu cầu:

Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần an?

Bài tập 2:

Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at?

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:

Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn đầu, cả lớp đọc thầm lại và trả lời các câu hỏi:

Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?

Hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?

Nhận xét học sinh trả lời.

Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.

Luyện nói:

Trả lời câu hỏi theo tranh.

Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo mẫu.

Các câu còn lại học sinh xung phong chọn bạn hỏi đáp.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Giáo dục các em yêu quý, tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Học giỏi để cha mẹ vui lòng.

Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Học sinh nêu tên bài trước.

Học sinh đưa nhãn vở theo yêu cầu của giáo viên trong tiết trước để giáo viên kiểm tra và chấm, 4 học sinh đọc nội dung có trong nhãn vở của mình.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

5, 6 em đọc các từ khó trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ.

Học sinh nhắc lại.

Có 3 câu.

Nghỉ hơi.

Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.

Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Bàn,

Đọc mẫu từ trong bài (mỏ than, bát cơm)

Đại diện 2 nhóm thi tìm tiếng có mang vần an, at.

2 em.

Bàn tay mẹ.

2 em.

Mẹ đi chợ, nấu cưm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.

Bình yêu lắm … 3 em thi đọc diễn cảm.

Học sinh rèn đọc diễn cảm.

Lắng nghe.

Mẫu: Hỏi: Ai nấu cơm cho bạn ăn?

Đáp: Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.

Các cặp học sinh khác thực hành tương tự như câu trên.

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành ở nhà.

BÀI 5: CÁI BỐNG

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng tiếng có phụ âm đầu: s (sảy), ch (cho), tr (trơn) và các vần ang, anh, các từ ngữ: khéo sảy khéo sàng, mưa ròng…

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ

- Ôn các vần anh, ach; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần anh và ach.

- Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu mẹ, sự hiếu thảo của Bống, một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ luôn biết giúp đỡ mẹ.

- Biết kể đơn giản về những việc làm thường ngày giúp đỡ bố mẹ theo gợi ý bằng tranh vẽ.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

- HTL bài đồng dao.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong bài.

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

v GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Bống bang: (ông (ong, ang (an)

Khéo sảy: (s (x)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Các em hiểu như thế nào là đường trơn? Mưa ròng?

Luyện đọc câu:

Bài này có mấy câu? gọi nêu câu.

Luyện đọc tựa bài: Cái Bống

Câu 1: Dòng thơ 1

Câu 2: Dòng thơ 2

Câu 3: Dòng thơ 3

Câu 4: Dòng thơ 4

Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.

Đọc liền hai câu thơ và đọc cả bài.

+ Luyện đọc cả bài thơ:

Thi đọc cả bài thơ.

Đọc đồng thanh cả bài.

Luyện tập:

Ôn vần anh, ach:

Giáo viên treo bảng yêu cầu:

Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần anh?

Bài tập 2:

Nói câu chứa tiếng có mang vần anh, ach.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:

Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi:

1. Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?

2. Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?

Nhận xét học sinh trả lời.

Rèn học thuộc lòng bài thơ:

Giáo viên cho học sinh đọc thuộc từng câu và xoá bảng dần đến khi học sinh thuộc bài thơ.

Luyện nói:

Chủ đề: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ?

Giáo viên gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, gọi học sinh trả lời và học sinh khác nhận xét bạn, bổ sung cho bạn.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Giúp đỡ cha mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình.

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Vài em đọc các từ trên bảng.

Đường bị ướt nước mưa, dễ ngã.

Mưa nhiều kéo dài.

Học sinh nhắc lại.

Có 4 câu.

2 em đọc.

3 em đọc

2 em đọc.

3 em đọc

2 em đọc.

Mỗi dãy: 2 em đọc.

Đọc nối tiếp 2 em.

2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Gánh

Đọc câu mẫu trong bài.

Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang vần anh, ach.

2 em.

Cái Bống.

2 em.

Khéo say khéo sàng cho mẹ nấu cơm.

Ra gánh đỡ chạy cơm mưa ròng.

Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên:

Coi em, lau bàn, quét nhà, …

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Còn tiếp

Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt giúp thầy cô và các em bám sát được nội dung chương trình học, được soạn thảo chi tiết, cẩn thận sẽ giúp cho các thầy cô truyền đạt kiến thức tốt hơn cho học sinh của mình.

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 26. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1 và Giải bài tập Toán lớp 1 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!