Giáo án Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Giáo án bài Tia hồng ngoại và Tia tử ngoại
Giáo án Tia hồng ngoại và tia tử ngoại giúp học sinh hiểu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Ngoài ra, các em còn hiểu được tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, chỉ khác một điểm là không kích thích được thần kinh thị giác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.
TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Nêu được rằng: tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, chỉ khác ở một điểm là không kích thích được thần kinh thị giác, là vì có bước sóng (đúng hơn là tần số) khác với ánh sáng khả kiến.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức cơ bản vào giải các bài tập về tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
3. Thái độ
- Rèn cho HS phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác trong học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Làm Thí nghiệm hình 27.1 SGK.
- Giáo án, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết.
2. Học sinh
- Kiến thức về giao thoa sóng. Ôn lại hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt kế cặp nhiệt điện
- Sách, vở và đồ dùng học tập theo quy định.
III- THIẾT KẾ BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ Hoạt động 1: "Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài giảng mới".
GV: Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: So sánh quang phổ liên tục với quang phổ vạch phát xạ.
Câu 2: Quang phổ hấp thụ là gì? Trình bày cách tọa ra quang phổ hấp thụ. Đặc điểm của quang phổ hấp thụ là gì?
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét và đánh giá cho điểm.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Đặt vấn đề vào bài giảng mới.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
2. Bài giảng mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG |
Hoạt động 2: " Nghiên cứu thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại".
GV: Treo hình vẽ mô tả thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Yêu cầu hs chỉ ra các dụng cụ thí nghiêm và tác dụng của chúng. GV: Như vậy qua thí nghiệm ta thấy, ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy vẫn còn những bức xạ mà bằng mắt không nhìn thấy được, muốn nhìn thấy được các bức xạ đó ta phải nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang. Các bức xạ nằm ngoài vùng ánh sáng đỏ gọi là bức xạ (hay tia) hồng ngoại. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Tia cực tím có phải là tia tử ngoại không? Hoạt động 3: GV: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại được thu từ ánh sáng vào? và phát hiện bằng mấy loại dụng cụ thí nghiệm? GV: Chúng có những tính chất gì chung? |
I- PHÁT HIỆN TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI * Thí nghiệm: +) Dụng cụ thí nghiệm: (Bố trí như hình vẽ) * Tiến hành thí nghiệm: - Đưa mối hàn của cặp nhiệt điện: - Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được. II- BẢN CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI 1. Bản chất: - Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, và chỉ khác ở chỗ, không nhìn thấy được. 2. Tính chất: - Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường. |