Giáo án Số học 6 bài 35: Ôn tập chương 1

Admin
Admin 12 Tháng tư, 2018

Giáo án môn Toán lớp 6

Giáo án Số học 6 bài 35: Ôn tập chương 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 bài 33: Ôn tập chương 1

Giáo án Số học 6 bài 34: Ôn tập chương 1

Giáo án Số học 6 bài 1: Làm quen với số nguyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về ƯC và BC, ƯCLN và BCNN

2.Kỹ năng: HS vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài toán thực tế.Rèn kỹ năng tính toán cho HS

3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là giao của hai tập hợp? Cho ví dụ.

3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:Nhắc lại lý thuyết

GV: Cho HS đọc các câu hỏi trong SGK

GV: Cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK

GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ôn tập từ 8 đến 10?

GV: ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Cách tìm như thế nào?

Hãy nêu cách tìm ƯC thông qua ƯCLN?

GV: BCNN của hai hay nhiều số là gì? Cách tìm như thế nào?

Hãy nêu cách tìm BC thông qua BCNN?

Hoạt động 2:Vận dụng

GV: Cho HS đọc đề bài

GV: Bài toán yêu cầu gì?

GV: Số cần tìm có quan hệ gì với 84; 180; 6?

GV: Bài toán thuộc dạng nào?

GV: Để tìm x ta thực hiện như thế nào?

GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày cách thực hiện

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm

GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh

GV: Cho HS đọc đề bài

GV: Bài toán yêu cầu gì?

GV: Hướng dẫn HS phân tích và giải câu đố

GV: Hướng dẫn HS phân tích làm bài như sau:

GV: Xếp hàng 5 thiếu 1, vậy chữ số tận cùng là bao nhiêu?

GV: Xếp hàng 2 chưa vừa, vậy chữ số tận cùng là bao nhiêu?

GV: Xếp hàng 7 đẹp thay, vậy số vịt là gì của 7?

GV: Hãy tìm các số thỏa điều kiện trên?

I. Lý thuyết:

Câu 7: (SGK)

Câu 8 (SGK)

Câu 9 (SGK)

Câu 10 (SGK)

II. Bài tập:

Dạng 1: Tìm ƯC – BC của nhiều số

Bài tập 166 (SGK-63).

a) A = {xN | 84x, 180x và x>6}

xƯC(84;180) và x>6

ƯCLN(84;180) = 12

ƯC(84;180) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Vậy: A = {12}

b) B = {xN | x12, x15, x18 và

0<x<300 }

xBC(12;15;18) v à 0<x<300

BCNN(12;15;18) = 180

BC(12;15;18) = {0; 180; 360; ..... }

V ậy: B = {180 }

Dạng 2: Bài toán vận dụng

Bài tập169 (SGK -64)

Hướng dẫn

Số vịt xếp hàng 5 thiếu 1, nên chữ số tận cùng là 4 hoặc 9.

Xếp hàng 2 thấy chưa vừa nên số vịt không chia hết cho 2, do đó chữ số tận cùng là 9.

Xếp hàng 7 đẹp thay, nên số vịt là bội của 7, có tận cùng là 9.

Và số vịt bé hơn 200.

Nên ta có: 7.7 = 49

7.17 = 119

7.27 = 189

Vì số vịt chia cho 3 dư 1 nên loại 119; 189. Vậy số vịt là 49 con.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!