Giáo án Sinh học 8 bài Thực hành Sơ cứu cầm máu

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 30 Tháng mười, 2017

Giáo án Sinh học lớp 8

Giáo án Sinh học 8 bài Thực hành Sơ cứu cầm máu giúp các em nhanh chóng nắm được cách sơ cưu cầm máu, phân biệt được vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay chỉ là mao mạch.

Giáo án Sinh học 8 trọn bộ

Giáo án Sinh học 8 bài Tim và mạch máu

BÀI 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS một số kỹ năng:

  • Băng bó vết thương.
  • Biết cách ga rô và nắm được những qui định khi đặt ga rô.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh.

Trọng tâm: HS biết cách sơ cứu băng bó vết thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Chuẩn bị đầy đủ: băng, gạc, bông, dây cao su mỏng, vải mềm sạch.
  • HS: Chuẩn bị theo nhóm 4 người như trên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: GV yêu cầu tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm .

3. Bài mới:

GV nêu vấn đề: chúng ta đã biết vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau, vậy khi bị tổn thương chúng ta phải xử lý như thế nào?

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1:

GV thông báo về các dạng chảy máu là:

  • Chảy máu mao mạch.
  • Chảy máu tĩnh mạch.
  • Chảy máu động mạch.

Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó?

Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu.

Bằng kiến thức thực tế và suy đoán, trả lời câu hỏi.

1. Các dạng chảy máu

Có 3 dạng:

  • Chảy máu mao mạch: chảy ít chậm.
  • Chảy máu tĩnh mạch: chảy máu nhiều hơn, nhanh hơn.
  • Chảy máu động mạch: chảy nhiều, mạnh, thành tia.
30 Tháng mười, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm