Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 66
Giáo án môn Vật lý 9
Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 66: Định luật bảo toàn năng lượng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng phần năng lượng cuối cùng bao giờ cung cấp thiết bị ban đầu.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi. Thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện
- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế
- Giáo dục suy nghĩ sáng tạo
3. Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Phát triển năng lực tư duy, năng lực hoạt động nhóm.
II- Đồ dùng
Học sinh: Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại.
III. Phương pháp. Mô hình, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
- 1 HS trả lời bài tập 59.2 (SGK-T66) - 1 HS trả lời bài tập 59.3 (SGK-T66) - HS khác nhận xét, sửa chữa. - Trả lời câu hỏi tình huống: + Về phương diện năng lượng, vì sao con người không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu? - Dự đoán câu trả lời. |
- Nêu yêu cầu. - Gọi 2 HS làm bài tập. - Đánh giá, cho điểm. - Kể một câu chuyện lịch sử về động cơ vĩnh cửu. - Đặt câu hỏi tình huống. |
3. Bài mới.
* Hoạt động Khởi động:
* Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
B1: Tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. B2: - Các nhóm bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm hình hình 60.1 (SGK-157). - Quan sát chuyển động của viên và nhận xét: + Khi nào viên bi có thế năng, động năng? + Muốn so sánh thế năng của viên bi tại A và tại B ta phải dựa vào yếu tố nào? + Chứng tỏ thế năng có bị giảm đi không? Phần cơ năng bị hao hụt đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào? B3: - Thảo luận trả lời câu hỏi C1, C2, C3. - Làm việc cá nhân. Tìm hiểu thông báo trong SGK. B4: - Trả lời câu hỏi: + Điều gì chứng tỏ năng lượng không thể tự sinh ra được mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành? + Trong một quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là nó đã biến đi mất không? - Rút ra kết luận. |
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Nêu câu hỏi. GV chốt kiến thức mục I |