Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 4

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý 9

Giáo án môn Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Viết được công thức tính điện trở tương đương của đọan mạch gồm hai điện trở mắc mắc nối tiếp và hệ thức từ các kiến thức đã học.

2. Kĩ năng

  • Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần.
  • Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.

3. Năng lực

  • K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
  • P1: Đặt ra các câu hỏi về một sự kiện vật lí
  • P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
  • P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
  • X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

4. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Chuẩn bị

Cả lớp:

Mỗi nhóm HS:

  • 3 điện trở mầu lần lượt có giá trị 6W; 10W; 16W
  • 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
  • 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
  • 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc.
  • 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. n định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)

3. Bài mới

Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới

? Trong đoạn mạch mắc nối tiếp cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có mối liên hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính?

? Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn?

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.

1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7.

HS: Nhớ lại kiến thức lí 7

HS: từng HS chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV.

I1 = I2 = I (1)

U = U1 + U2 (2)

Hoạt động 2: Nhận biết được đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

P5; X8

GV: Giới thiệu sơ đồ mạch điện hình 4.1

? Hãy nêu các dụng cụ điện có trong sơ đồ

? Cho biết hai điện trở R1 và R2 có mấy điểm chung.

? Các điện trở R1; R2 và Ampe kế được mắc như thế nào với nhau.

GV: các hệ thức vẫn đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

GV: Hướng dẫn HS trả vận dụng các hệ thức vừa ôn tập và hệ thức của định luật Ôm để trả lời C2 (SGK - T11)

2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

HS: nguồn điện, Ampe kế, vôn kế, khoá, 2 điện trở R1 và R2

HS: mắc nối tiếp

HS: Ghi vở R1 nối tiếp R2

I1 = I2 = I

U = U1 + U2

- Từng HS làm C2

Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

P5; X8

GV: yêu cầu HS tự đọc thông tin phần 1 (SGK - T12)

? Thế nào là điện trở tương đương của 1 đoạn mạch

? Hãy dự đoán Rtđ có mối quan hệ như thế nào với R1 và R2

? Hãy chứng minh công thức đó.

GV: Hướng dẫn HS xây dựng công thức:

Rtđ = R1+ R2

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương

HS: tự đọc thông tin và trả lời.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

- Từng HS làm C3 dưới sự hướng dẫn của GV

C3: Có UAB = U1 + U2

<=> I . Rtđ = I .R1 + I .R2

Chia hai vế cho I ta được:

Rtđ = R1 + R2


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!