Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 37
Giáo án môn Vật lý lớp 10
Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 37: Công và công suất được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Phát biểu được định nghĩa công suất và đơn vị của công suất. Nêu được ý nghĩa của công suất.
2. Về kỹ năng: Vận dụng các công thức tính công suất để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh: Đọc trước SGK
III. Tiến trình dạy học:
1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ ( bằng phiếu học tập cho các nhóm)
Xét các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau đây:
I. Trọng lực trong trường hợp vật rơi.
II. Lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng.
III. Lực kéo thang máy đi lên.
Trường hợp nào lực thực hiện công dương?
A.I, II, III B. I, III C. I, II D. II, III
Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J B. kWh C. N/m D. N.m
Câu 2: Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Năng lượng và khoảng thời gian.
B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. Lực và quãng đường đi được.
D. Lực và vận tốc.
Câu 3: Công của lực phụ thuộc các yếu tố nào sau đây:
I. Hướng và độ lớn của lực tác dụng.
II. Quãng đường đi được.
III. Hệ qui chiếu.
A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III
3) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công suất và công thức tính công suất.
Hoạt động của HS |
Trợ giúp của GV |
Nội dung |
Hoàn thành yêu cầu C3.
Muốn tăng F thì phải gảm vận tốc v. |
Cùng một công nhưng 2 máy khác nhau có thể thực hiện trong thời gian khác nhau. Để so sánh tốc độ thực hiện công của một máy người ta dùng đại lượng công suất. Đưa ra định nghĩa công suất. Lập công thức tính công suất của một máy thực hiện được một công DA trong thời gian Dt. Kí hiệu công suất là P? Đơn vị công suất là gì? Giới thiệu đơn vị mã lực. Hoàn thành yêu cầu C3?
Từ là công suất không đổi của một máy nào đó. Từ biểu thức trên ta thấy muốn tăng độ lớn lực F thì ta làm ntn? và ngược lại? Nguyên tắc này được ứng dụng trong hộp số các loại xe. |
II. Công suất: 1) Khái niệm: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. 2) Đơn vị: Nếu A = 1J, t = 1s Vậy Oát là công suất của một máy thực hiện công bằng 1J trong thời gian 1s. Ngoài ra công suất còn có đơn vị là mã lực (HP) kWh = 3600kJ là đơn vị của công. |