Giáo án Vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Vật lý 10 Bài 1

Giáo án Vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ được TimDapAnsưu tầm và chọn lọc. Bài giáo án Vật lý 10 này sẽ là tài liệu tham khảo chất lượng hỗ trợ các thầy cô trong công tác biên soạn bài giảng bộ môn với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giúp học sinh hiểu được các khái niệm về: chuyển động và quỹ đạo của chuyển động.

Bài: 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

  • Trình bày được khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
  • Nêu được những ví dụ cụ thể: Vật làm mốc, mốc thời gian.
  • Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
  • Phân biệt được thời điểm với rhời gian.

1.2. Kĩ năng:

  • Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng.
  • Giải được bài toán đổ mốc thời gian.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên:

  • Xem SGK lớp 8 để biết học sinh đã học những gì ở THCS.
  • Chuẩn bị một số thí dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho học sinh thảo luận.

2.2. Học sinh:

3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC

Hoạt động của Học sinh

Trợ giúp của Giáo viên

Hoạt động 1 (...phút): Ôn tập kiến thức về chuyển động cơ học

  • Nhắc lại kiến thức cũ về: chuyển động cơ học, vật làm mốc.

Hoạt động 2 (...phút): Ghi nhận các khái niệm: chất điểm, quỹ đạo, chuyển động cơ.

  • Ghi nhận khái niêm chất điểm.
  • Trả lời C1.
  • Ghi nhận khái niệm: chuyển động cơ học, quỹ đạo.
  • Lấy ví dụ về các dạng qũi đạo trong thực tế.

Hoạt động 3 (...phút): Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động.

  • Quan sát hình 1.1 chỉ ra vật làm mốc.
  • Ghi nhận cách xác định vị tí của vật và vận dụng trả lời C2, C3.
  • III.1 và III.2 để ghi nhận các khái niệm: mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian.
  • TL: C4
- Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học.
- Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.

- Nêu và phân tích khái niệm chất điểm.
- Yêu cầu trả lời C1.
- Nêu và phân tích khái niệm: chuyển động cơ, quĩ đạo.
- Yêu cầu lấy ví dụ về chuyển động có dạng quĩ đạo khác nhau trong thực tế.

- Yêu cầu chỉ ra vật làm mốc trong hình 1.1.
- Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và trong không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ.

- Lấy ví dụ phân biệt: thời điểm và khoảng thời gian.

- Nêu và phân tích khái niệm.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!