Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 12

Admin
Admin 03 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý lớp 10

Giáo án môn Vật lý lớp 10 bài 12: Thực hành khảo sát chuyển động rơi tự do - Xác định gia tốc rơi tự do được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Vật lý 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện
  • Khắc sâu kiến thức về chuyển động nhanh dần đều và sự rơi tự do.
  • Nghiệm lại đặc điểm của sự rơi tự do để thấy được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa s và t2
  • Xác định được gia tốc rơi tự do từ kết quả thí nghiệm.

2. Về kĩ năng:

  • Biết thao tác chính xác với bộ TN để đo được thời gian rơi t của một vật trên những quãng đường khác nhau.
  • Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t, và quãng đường đi s theo thời gian t2. Từ đó rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
  • Vận dụng công thức tính được gia tốc g và sai số của phép đo g.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chia nhóm hs

2. Học sinh:

Mỗi nhóm hs:

  • Đồng hồ đo thời gian hiện số; hộp công tắc ngắt điện 1 chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian.
  • Nam châm điện N; cổng quang điện E; trụ bằng sắt làm vật rơi tự do; qủa dọi; giá đỡ thẳng đứng có vít điều chỉnh thăng bằng; một chiệc khăn bông nhỏ; giấy kẻ ô li; kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài : Thế nào là phép đo một đại lượng vật lí? Các loại phép đo và các loại sai số? Cách xác định sai số và cách viết kết quả đo được.

3. Bài mới.

Nội dung và mục tiêu hs cần đạt được

Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

BÁO CÁO THỰC HÀNH

SGK

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài thực hành.

- Từng hs suy nghĩ trả lời các câu hỏi của gv.

- Mục đích: Nghiên cứu chuyển động rơi tự do và đo gia tốc rơi tự do.

- Phương pháp tiến hành: Đo được thời gian rơi tự do giữa 2 điểm trong không gian & khoảng cách giữa 2 điểm đó, sau đó vận dụng công thức tính gia tốc để xác định gia tốc rơi tự do.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ đo.

- Từng em lắng nghe.

- Dựa vào dụng cụ để trả lời: Khi nút nhấn trên hộp công tắc ở trạng thái nhả.

Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm.

- B1: Hs các nhóm lắp ráp TN, kiểm tra điều chỉnh thông số các thiết bị theo yêu cầu.

- B2: Dịch cổng quang điện E để có các quãng đường (s1 = 0,200m) và đo thời gian rơi tương ứng. Ghi lại kết quả đo được.

- B3: Tiếp theo với các quãng đường s2 = 0,300m; s3 = 0,400m; s4 = 0,500m; s5 = 0,600m.

- B4: Nhấn khoá K, tắt điện đồng hồ đo hiện số để kết thúc TN.

- Thu gom dụng cụ thí nghiệm.

Hoạt động 4: Tổng kết thí nghiệm

HS làm báo cáo kết quả TN.

- Sự rơi tự do là gì? đặc điểm của sự rơi tự do? Công thức tính gia tốc rơi tự do?

- Phát biểu khái niệm sự rơi tự do?

- Mục đích của bài thực hành là gì?

- Phương pháp tiến hành như thế nào?

- Gv giới thiệu các dụng cụ đo (giới thiệu cụ thể từng chức năng của đồng hồ đo hiện số).

- Giải thích cho hs rõ cách hoạt động của bộ đếm thời gian.

- Hướng dẫn hs cách điều chỉnh giá đỡ, cách xác định vị trí ban đầu và cách xác định quãng đường s

- Cổng quang điện chỉ hoạt động khi nào?

- Chú ý: Sau khi động tác nhấn để ngắt điện vào nam châm cần nhả nút ngay lập tức trước khi vật rơi đến cổng E.

- Gv hướng dẫn các nhóm lắp ráp TN. (như SGK)

- Chú ý theo dõi các nhóm để chỉnh sửa kịp thời nếu cần. Nhất là thao tác làm thí nghiệm của hs, phải chú ý qui tắt an toàn.

- Gv kiểm tra và ghi nhận kết quả của các nhóm.

- Đánh giá giờ thực hành của từng nhóm và chung cả lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!