Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 24

Admin
Admin 15 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 24: Kiểu mảng được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Củng cố cho học sinh kiến thức kiểu mảng một chiều.
  • Mô tả được cách khai báo, tham chiếu đến các phần tử của mảng một chiều, cách nhập xuất các phần tử của mảng một chiều.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về mảng một chiều để xây dựng chương trình của một số bài toán đơn giản.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, sách giáo viên.
  • Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

Ổn định tổ chức lớp:

Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Trình bày khái niệm, cú pháp cách khai báo và nhập xuất các phần tử trong mảng một chiều?

Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán tìm max của một dãy số nguyên (15 phút)

GV: Gọi học sinh xác định Input và Output, ý tưởng giải quyết bài toán?

HS:

- Input: Số nguyên dương N và dãy số A1, A2, ….., AN

- Output: Chỉ số và giá trị của số lớn nhất trong dãy

- Ý tưởng:

+ Đặt số A1 là số lớn nhất (max)

+ Cho i lặp từ 2 đến N, nếu A[i]> thì đổi max = A[i] và lưu lại vị trí i.

GV soạn sẵn chương trình và cho học sinh quan sát chương trình.

(Nếu có nhiều thời gian, giáo viên sẽ tiến hành soạn chương trình từ đầu để học sinh có thể dễ dàng nhận ra các thao tác cần phải thực hiện khi viết chương trình)

HS: Nghe giảng, ghi bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài toán sắp xếp bằng tráo đổi (20 p)

GV: Gọi học sinh xác định Input - Output và nhắc lại ý tưởng của thuật toán đã học từ lớp 10.

HS:

- Input: Số nguyên dương N và dãy số A1, A2, …, AN

- Output: Dãy A được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

- Ý tưởng:

+ Đổi để đưa số lớn nhất về vị trí cuối cùng.

+ Làm tương tự đối với những số còn lại.

GV: Hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng biến trung gian và duyệt các phần tử mảng để thực hiện sắp xếp bằng tráo đổi.

HS: Nghe giảng, nghiên cứu tự viết chương trình hoàn chỉnh.

1. Một số ví dụ về mảng một chiều:

a) Ví dụ 1: Tìm phần tử lớn nhất của một dãy số nguyên.

Chương trình như sau:

Program timmax;

Uses crt;

Var A: array[1..250] of integer;

n,i,max,csmax: Integer;

Begin

Write('Nhap n = ');

Readln(n) ;

For i := 1 to n do

Begin

Write('a[',i,'] = ');

readln(a[i]);

End ;

max:= a[1];

csmax:= 1;

For i:= 2 to n do

If a[i] > max then

Begin

max := a[i];

csmax :=i;

End;

Writeln('Gia tri lon nhat: ',max);

Writeln('chi so ptu lon nhat: ',csmax);

Readln;

End.

b)Ví dụ 2: Sắp xếp dãy số nguyên theo bằng thuật toán tráo đổi.

Chương trình như sau:

Program sapxep;

Uses crt;

Var A: Array[1..250] of integer;

n,i,j,tg: Integer;

Begin

clrscr;

Write('Nhap so phan tu mang n =');

Readln(n);

For i:= 1 to n do

Begin

Write('A[',i,'] = ');

readln(A[i]);

End;

For j:= n downto 2 do

Begin

For i:= 1 to j-1 do

If A[i] > A[i+1] then

Begin

tg:= A[i];

A[i]:= A[i+1];

A[i+1]:= tg;

End;

End;

Writeln('day sau khi sap xep:');

For i:= 1 to n do write(a[i]:8);

readln;

End .


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!