Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 4
Giáo án môn Tin học 10
Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 4: Giới thiệu về máy tính được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 10 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 10 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính: thiết bị vào/ra
- Biết khái niệm phần mềm, phân loại phần mềm máy tính.
- Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neuman
2. Kĩ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Chuẩn bị của thầy: Giáo án, bài giảng, tài liệu, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị của trò: Chuẩn bị bài, bút, vở, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, đàm thoại.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
4.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy
4.3. Nội dung bài mới
NỘI DUNG GIẢNG DẠY |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
4.Thiết bị vào. Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét, micrô, webcam,... Bàn phím (Keyboard):
Bàn phím là thiết bị nhập chuẩn dùng để đưa thông tin trực tiếp vào máy tính. Khi ta gõ một phím nào đó, mã tương ứng của nó được truyền vào máy b) Chuột (Mouse).
Bằng các thao tác nháy nút chuột, ta có thể thực hiện một lựa chọn nào đó trong bảng chọn (menu) đang hiển thị trên màn hình. Dùng chuột cũng có thể thay thế cho một số thao tác bàn phím. c) Máy quét.
Máy quét là thiết bị cho phép đưa thông tin dạng văn bản và hình ảnh vào máy tính. d) Webcam.
Webcam là một camera kĩ thuật số. Khi gắn vào máy tính, nó có thể thu và truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó. |
Hoạt động 5: GV: Cho HS quan sát một số thiết bị vào (như: bàn phím, chuột) và cho biết đó là các thiết bị vào. GV: Vậy em cho biết thiết bị vào có vai trò như thế nào? GV: bàn phím có tác dụng gì?
GV: Giới thiệu cho HS thiết bị chuột GV: Em hãy cho biết khi sử dụng chuột ta dùng những thao tác nào? GV: Chuột là một thiết bị rất tiện lợi trong khi làm việc với máy tính.
GV: Em hãy cho biết máy quét dùng để làm gì?
GV: Trong thực tế các em đã được sử dụng Webcam, vậy em hãy cho biết Webcam dùng để làm gì? |
5.Thiết bị ra. Thiết bị ra: dùng để đưa dữ liệu trong máy tính ra môi trường ngoài. Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, máy in,... a) Màn hình (Monitor). Chất lượng của màn hình được quyết định bởi các tham số sau: b) Máy in (Printer). Máy in có nhiều loại như máy in kim, in phun, in laser,... dùng để in dữ liệu ra giấy. Máy in có thể là đen/trắng hoặc màu. c) Máy chiếu. Máy chiếu là thiết bị dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng.
d) Loa và tai nghe.
Loa và tai nghe là các thiết bị để đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài. e)Modem. Môđem là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy thông qua đường truyền |
GV: Thiết bị ra là thiết bị có nhiệm vụ ngược lại với thiết bị vào? Vậy theo em thiết bị ra dùng để làm gì? GV: Kết luận. GV: Em hãy kể tên một số thiết bị ra mà em biết? GV: (giới thiệu) màn hình máy tính có cấu tạo tương tự như màn hình ti vi. -Độ phân giải: Mật độ các điểm ảnh trên màn hình. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị trên màn hình càng mịn và sắc nét. -Chế độ màu: Các màn hình màu có thể có 16 hay 256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau.
GV: Em hãy cho biết máy chiếu có chức năng như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết loa và tai nghe đưa loại dữ liệu nào ra ngoài?
GV: Có thể xem môđem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa dữ liệu vào và lấy dữ liệu ra từ máy tính |
II. Phần mềm: 1. Hoạt động của máy tính. * Nguyên lí Điều khiển bằng chương trình Máy tính hoạt động theo chương trình. Khác với các công cụ tính toán khác, máy tính điện tử có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước (chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người. - Ví dụ: việc cộng hai số a và b có thể mô tả bằng lệnh, chẳng hạn: "+" <a> <b> <t> trong đó "+" là mã thao tác, <a>, <b> và <t> là địa chỉ nơi lưu trữ tương ứng của a, b và kết quả thao tác "+". * Nguyên lí Lưu trữ chương trình Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác. * Nguyên lí Truy cập theo địa chỉ Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó. * Nguyên lí Phôn Nôi-man Mã hoá nhị phân, Điều khiển bằng chương trình, Lưu trữ chương trình và Truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man. 2. Khái niệm phần mềm - Khái niệm: SGK trang 15, 16 - Phân loại: + Phần mềm hệ thống + Phần mềm ứng dụng: Word, Excel,.. |
GV: Em hãy đọc SGK (Tr. 25 – 26) và cho biết máy tính hoạt động theo những nguyên lý nào?
GV: Như thế nào là hoạt động theo chương trình? GV: Kết luận. Nguyên lí trên do nhà toán học người Mĩ gốc Hung-ga-ri Phôn Nôi-man (J. Von Neumann) phát biểu khi tham gia thiết kế một trong các máy tính điện tử đầu tiên nên người ta lấy tên ông đặt tên cho nguyên lí. Cho đến nay, tuy các đặc tính của máy tính thay đổi nhanh chóng và ưu việt hơn nhiều nhưng sơ đồ cấu trúc chính và nguyên lí hoạt động của chúng về căn bản vẫn dựa trên nguyên lí Phôn Nôi-man.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu khái niệm phần mềm. HS: Đọc SGK, phát biểu.
GV: Phần mềm được phân loại như thế nào? HS: Trả lời. GV: nhận xét, kết luận |