Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 2

Admin
Admin 29 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Tin học 10

Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 2: Thông tin và dữ liệu được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 10 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 10 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết khái niệm thông tin, dữ liệu, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
  • Biết được một số dạng thông tin.
  • Biết đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

2. Kĩ năng:

3. Thái độ:Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

  • Chuẩn bị của thầy: Giáo án, bài giảng, tài liệu, phấn, bảng.
  • Chuẩn bị của trò: Chuẩn bị bài, bút, vở, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

4.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Tin học là gì? Em hãy nêu các ứng dụng của tin học?

Câu hỏi 2: Nêu các đặc tính ưu việt của máy tính?

4.3. Nội dung bài mới:

NỘI DUNG GIẢNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:

a) Thông tin:

Thông tin: Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó gọi là thông tin về thực thể đó.

VD: Lời nhận xét của GVCN “Em Ngọc Hà ngoan, chăm chỉ và học giỏi”

b) Dữ liệu:

Dữ liệu là dạng biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng ghi âm lời nói, chữ, ký tự, ký hiệu viết trên giấy hoặc khắc trên gỗ, trên đá, trên các tấm kim loại, ..

Hay: DL là thông tin đã được đưa vào máy tính.

2. Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

Thông tin và dữ liệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: từ thông tin à dữ liệu tương ứng và ngược lại, từ dữ liệu à thông tin tương ứng.

*Các dạng thông tin và dữ liệu

a) Dạng văn bản: tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài…

b) Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, băng hình…

c) Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng đài, chim hót…

3. Đơn vị đo lượng thông tin:

Đơn vị đo thông tin là Bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.

Ví dụ: Đồng xu có 2 mặt.

Ví dụ: 8 bòng đèn với 2 trạng thái tắt sáng như nhau, cho lượng thông tin 8 bit

Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính là 0 và 1.

Ngoài đơn vị bit, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 bit = 8 byte. Người ta còn dùng đơn vị bội của byte như sau (Bảng trang 10)

Hoạt động 1:

GV: Mời hs cho 1 ví dụ về thông tin trong cuộc sống hằng ngày? Tương tự cho ví dụ dữ liệu?

Học sinh phát biểu.

+ Các hs khác bổ sung hoàn chỉnh.

+ Thế nào là thông tin và dữ liệu?

GV: Qua ví dụ trên kết hợp với SGK (tr.9) em hãy cho biết thông tin là gì?

HS: trả lời.

GV: Kết luận

Hoạt động 2:

GV: Thông tin chứa đựng ý nghĩa còn dữ liệu là các dữ kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa rõ ràng nếu nó không được tổ chức và xử lý. Cùng một thông tin có thể được biểu diễn bằng những dữ liệu khác nhau.

VD: cùng biểu diễn một đơn vị, nhưng trong chữ số thập phân ta dùng ký hiệu 1, còn trong hệ đếm La mã thì lại dùng kí hiệu I.

Thông tin và dữ liệu đều có thể được lưu trữ, biến đổi, nhân bản, hủy bỏ,..

HS: Nghe giảng, ghi bài.

Hoạt động 3:

GV: Chúng ta xét ví dụ sau: Giới tính của con người chỉ có thể là Nam hoặc Nữ. Để máy tính hiểu được giới tính của một người bất kỳ tôi quy ước Nam là 1, Nữ là 0. Nếu có 8 người, trong đó người thứ 1, 3, 7 là Nam còn lại là Nữ thì sẽ được biểu diễn như sau: 10100010. Khi đó mỗi chữ số 0 hoặc 1 được gọi là một bit (đó là đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin).

GV: Qua ví dụ trên em có thể cho biết đơn vị đo thông tin là gì?

GV: Kết luận


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!