Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 37
Giáo án môn Sinh học 9
Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 37: Công nghệ tế bào bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ TB gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và TB trong chọn giống.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát phân tích để thu nhận kiến thức.
3/ Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
- Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt của Việt Nam
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 31 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 31 SGK.
2/ Học sinh: Đọc trước bài
III/ Tiến trình dạy học:
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần phải đấu tranh bảo vệ môi trường?
3/ Bài mới
Mở bài: Người nông dân để trồng khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng cách chọn những củ tốt giữ lại, sau đó mỗi củ sẽ tạo được một cây mới thì phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính thì chỉ từ một củ khoai tây có thể thu được 2000 triệu mầm giống đủ để trồng 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học.
Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của họcsinh |
Giảng giải, thuyết trình theo nội dung SKG |
- HS đọc SGK, nghe GV phân tích, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày các câu trả lời. Đại diện HS phát biểu ý kiến của nhóm, các HS khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm cùng xây dựng đáp án. |
KL
+ Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuối cấy TB hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với KG của cơ thể gốc
+ Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn:
-Tách TB hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi nuối cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
- Kích thích mô non bằng hoocmôn sinh trưởng để nó phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ tế bào
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống ) ở cây trồng. - Yêu cầu HS trình bày lại nuôi cấy mô (dựa trên hình 31 a, b, c, d SGK) 2/ Ứng dụng nuôi cấy TB và mô trong chọn giống cây trồng. - GV giải thích cho HS rõ về ứng dụng nuôi cấy TB và mô trong chọn giống cây trồng. 3/ Nhân bản vô tính ở động vật. - Cho HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp vi nhân giống. - GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng.
|
- HS nghiên cứu SGK, Q/s tranh phóng to 31 SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được: + Quy trình nuôi cấy mô. + Thành tựu nuối cấy mô, đặc biệt là các kết quả nuôi cấy mô ở trong nước: Nhân giống khoai tây, dứa, phong lan...
- HS theo dõi GV phân tích và ghi các nội dung cơ bản vào vở.
- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời. Một vài HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. |