Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 60
Giáo án môn Sinh học 9
Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 60: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
- HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- HS hiểu khái niệm phát triển bền vững.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ Phương tiện:
1/ Giáo viên:
- Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruông bậc thang.
- Tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 58.1 SGK.
2/ Học sinh: Kẻ phiếu học tập ghi nội dung bảng 58.1 SGK.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Mở bài: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- GV nêu câu hỏi: + Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên?
+ Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam có những loại nào? + Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì? Vì sao? - GV thông báo đáp án đúng bảng 58.1. - GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm. - GV yêu cầu HS khái quát kiến thức. |
- Cá nhân nghiên cứu SGK/173 và ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1/173 + Ở Việt Nam có tài nguyên không tái sinh là: Than đá, dầu mỏ, mỏ thiếc... + Tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi. - Đại diện nhóm trình bày " lớp nhận xét bổ sung. - HS dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức. |
Đáp án bảng 58.1 SGK/173
Dạng tài nguyên |
Ghi kết quả |
Các tài nguyên |
1. Tài nguyên tái sinh
2. Tài nguyên không tái sinh.
3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. |
1. b, c, g
2. a, e, i
3. d, h, k, l |
a) Khí đốt thiên nhiên. b) Tài nguyên nước. c) Tài nguyên đất. d) Năng lượng gió. e) Dầu lửa. g) Tài nguyên sinh vật. h) Bức xạ mặt trời. i) Than đá. k) Năng lượng thủy triều. l) Năng lượng suối nước nóng. |