Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 25

Admin
Admin 24 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Sinh học 9

Giáo án môn Sinh học lớp 9 bài 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 9 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể ( 2n – 1).
  • Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

3/ Thái độ: Có những biện pháp thiết thực để phòng tránh các tác nhân đột biến

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 23.1 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 32.1- 2 SGK,

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân và tính chất

3. Bài mới

Hoạt động 1: Thể dị bội

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh phóng to hình 23.1 SGK và yêu cầu nghiên cứu mục I SGK để trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể?

+Có mấy trường hợp?

+Thể 3 nhiễm khác thể lưỡng bội như thế nào?

GV: Trình bày các trường hợp dị bội thể

+Thể 2n-1 và 2n -2 khác nhau hay giống nhau?

- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.

Đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp cùng xây dựng đáp án đúng.

* Kết luận:

+ Hiện tượng dị bội thể là hiện tượng bđ số lượng của một hoặc một số cặp NST.

+ Thể 3 nhiễm là trường hợp một cặp NST nào không phải có 2 mà có 3 NST (2n + 1), còn thể lưỡng bội có bộ NST 2n. Thể 3 nhiễm biểu hiện các tính trạng có khác với thể lưỡng bội về độ lớn, hình dạng...

KL

1. Hiện tượng dị bội thể

-Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng,

-Thể 3 nhiễm (2n + 1)

-Thể 1 nhiễm (2n – 1)

-Thể 0 nhiễm (2n – 2)

Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh phóng to hình 23.2 SGK và yêu cầu các em đọc mục II SGK :

+ Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm.

+ Sự khác nhau trong sự hình thành bộ NST ở bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.

(Ở bệnh Đao, bệnh nhân có 3 NST 21, ở bệnh Claiphentơ, bệnh nhân có 3 NST giới tính XXY.

- GV: Quan sát hình 23.2 SGK cần chú ý sự phân li không bình thường của cặp NST trong giảm phân.

- HS quan sát tranh phóng to hình 23.2 SGK và đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi của sSGK.

Đại diện một vài nhóm HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả cùng xây dựng đáp án đúng.

* Kết luận:

+ Trong giảm phân do sự phân li không bình thường của cặp NST 21 (ở người), sinh ra 2 loại giao tử (loại 2 NST 21, loại không NST 21). Trong quá trình thụ tinh xuất hiện hợp tử có 3 NST 21 gây ra bệnh Đao.

KL

2. Sự phát sinh thể dị bội

Do một cặp NST tương đồng nào đó không phân li trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến một giao tử nhận cả 2 chiếc và một giao tử không nhận chiếc nào cả, các giao tử này tham gia thụ tinh sẽ hình thành thể dị bội


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!